10 xu hướng trên thị trường việc làm năm 2015 – Phần 1

Với thời đại công nghệ số phát triển chóng mặt như hiện nay thì các xu hướng trên thị trường việc làm ngày nay cũng ngày càng sôi động, vậy trong năm 2015 này xu hướng này diễn ra như thế nào?

Mỗi năm, tôi đều đưa ra những dự đoán về 10 xu hướng trên thị trường việc làm cho năm tới. Các bạn có thể xem lại những dự đoán của tôi vào năm 2013 và 2014 nếu như bạn chưa đọc. Tôi hy vọng có thể tóm gọn hàng trăm nghiên cứu và những tri thức do công ty tôi và các bên đối tác thứ 3 công bố hàng năm để có thể đưa ra những xu hướng nổi bật nhất của thị trường việc làm.

Có thể nói, khoảng trống về kỹ năng vẫn là vấn đề nghiêm trọng nhất, người lao động thì bị loại khỏi hệ thống vận hành, dây chuyền tự dộng và thuê ngoài, còn các công ty phải chịu sức ép để làm thế nào tìm ra thêm nhiều điểm tựa. Tất cả các yếu tố trên đã cấu thành lên một hệ thống khiến cho tất cả mọi người đều phải chịu áp lực để không bị loại khỏi hệ thống, phải chọn mức độ công việc phù hợp và không ngừng làm mới bản thân. Năm 2015 sẽ mở rất nhiều khó khăn trên thị trường việc làm, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều cơ hội việc làm mở ra do việc nghỉ hưu ồ ạt và có nhiều công việc làm từ xa. Dưới đây là 10 xu hướng cho năm 2015.

 

1. Các công ty thuê thế hệ Z để làm thực tập sinh

Trong khi rất nhiều công ty vẫn đang cố tìm hiểu và liên kết với thế hệ Y (thế hệ 8X, 9X), thì một vài công ty lại khác lại đầu tư mạnh tay vào thế hệ tiếp theo: thế hệ Z. Thế hệ này là những người trẻ sinh từ năm 1994 đến 2010, họ sẽ trở thành mục tiêu chính cho những công ty đang tìm kiếm thực tập sinh vào năm tới. Những “lứa” đời đầu của thế hệ Z sẽ là sinh viên năm cuối tại các trường đại học vào năm 2015. Thêm vào đó, rất nhiều công ty đang tuyển dụng học sinh trung học phổ thông làm thực tập sinh cho họ, trong đó phải kể đến những cái tên như  Deloitte, Microsoft, Rackspace và Lockheed Martin.

Theo như một nghiên cứu công bố hồi đầu năm, chúng tôi nhận thấy rằng có tới 50% nhà tuyển dụng hiện chấp nhận các học sinh cấp 3 làm thực tập sinh hoặc là lên kế hoạch nhận vào năm sau. Những công ty như Facebook, LinkedIn và VMware đã trả hàng ngàn đô la cho các thực tập sinh là học sinh trung học phổ thông và năm tới rất nhiều công ty cũng sẽ theo xu hướng này. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng này:

1) Các công ty cố gắng thu hẹp khoảng trống kỹ năng.

2) Các công ty đang cố gắng hết mình để thu hút nhân tài về công ty mình vì thế họ phải xây dựng nhận thức về thương hiệu sớm, và sớm là ngay từ trường trung học.

2. Ngày càng có nhiều thế hệ 8X, 9X đảm nhận vai trò lãnh đạo

Vài năm trước đây, PayScale.com và công ty tôi đã nhận thấy rằng ở Mỹ có tới gần 13% quản lý hiện nay là thế hệ 8X, 9X. Con số này dự đoán sẽ tăng trong năm 2015 do lực lượng lao động 8X, 9X sẽ gia tăng lần đầu tiên. Theo như một nghiên cứu mới đây do công ty tôi và Elence oDesk công bố, chúng tôi nhận thấy rằng có tới 27% 8X, 9X hiện đang là quản lý, 5% là quản lý cấp cao và 2% là giám đốc điều hành.

Trong 10 năm tới, 47% muốn trở thành giám đốc điều hành và 15% muốn là chủ doanh nghiệp. Ernst & Young cũng giúp phân tích xu hướng bằng cách xem lại lực lượng lao động của họ và nhận thấy rằng 50% quản lý thuộc thế hệ 8X, 9X và 18% là quản lý cấp cao. Có tới 90% 8X, 9X đã đảm nhận vai trò quản lý từ 5 năm trước.

Một nghiên cứu khác của CareerBuilder chỉ ra rằng, có tới 38% lực lượng lao động là quản lý ở độ tuổi 8X, 9X và điều này đã gây ra một số vấn đề, ví dụ như xu hướng thiên vị đối với các 8X, 9X khác và họ nghĩ rằng họ biết nhiều hơn những nhân viên cũ. Vấn đề mà các nhà quản lý mới này gặp phải đó là họ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho vị trí đó. Họ chưa từng được đào tạo để trở thành một nhà quản lý tốt và bị đẩy vào vị trí đó – công ty đã mất nhân viên cũ và vị trí đó bị bỏ trống quá nhanh.

3. Trung thực trở thành một phẩm chất của 1 nhà lãnh đạo tôn kính

Vào năm 2015, các công ty sẽ thực thi chính sách minh bạch hơn do nhu cầu của thế hệ trẻ. Các nhà lãnh đạo này sẽ không phải chỉ là người có khả năng truyền cảm hứng và có học vấn cao, họ còn phải có khả năng lan truyền niềm tin thông qua sự trung thực. Trong một nghiên cứu gần đây, chúng tôi đã nhận thấy rằng có tới 52% thế hệ 8X, 9X hoặc là thế hệ trẻ cho rằng trung thực là phẩm chất quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo tốt.

Whole Foods là một trong những công ty đã áp dụng chính sách về nghệ thật của sự trung thực. Chính sách của công ty họ cho phép mọi nhân viên có thể dễ dàng tra cứu tiền lương hoặc tiền thưởng từ năm trước một cách dễ dàng. Mọi người muốn làm việc với một nhà lãnh đạo công khai về những gì công ty đang thực hiện hướng về tương lai và đưa ra những phản hồi trung thực thường xuyên. Mạng xã hội tiếp tục làm tốt vai trò của mình trong việc khiến cho các công ty trở lên công khai hơn và đối với các nhà lãnh đạo, nó giúp họ chia sẻ các hoạt động của họ nhiều hơn nữa hàng ngày.

4. Sự thiếu hụt kỹ năng tiếp tục gia tăng

Nếu bạn hỏi bất kỳ giám đốc nhân sự nào rằng những thách thức lớn nhất của họ là gì thì câu trả lời sẽ là sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết. Tôi đã để tâm đến vấn đề này vài năm trước đây và nhận thấy rằng các “lỗ hổng” về kỹ năng vẫn tiếp tục mở rộng thay vì thu hẹp lại.

Theo như Cục Thống kê Lao động cho biết, có tới 4.7 triệu công việc vào tháng 7 và có tới hơn 50% nhà tuyển dụng nói rằng họ không thể tìm được ứng viên thích hợp. Tình trạng này sẽ vẫn tiếp tục tiếp diễn nếu như các trường đại học không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Năm nay, chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có 2% các công ty tuyển dụng chuyên ngành nghệ thuật tự do (liberal arts) , nhưng các trường đại học vẫn cung cấp bằng về chuyên ngành đó. Ngược lại, các công ty cũng nên bắt đầu bắt tay với các trường đại học để các sinh viên có đủ các kỹ năng cần thiết để có thể lấp đầy các “lỗ hổng” về kỹ năng.

5. Không ngừng tìm kiếm việc làm

Vào năm 2015, các công ty có lẽ sẽ phải tìm cách giữ chân nhân tài nhiều hơn nữa do tình trạng nhảy việc đang tăng cao. Người lao động đang ở trong thời kỳ không ngừng tìm kiếm công việc mới và vẫn chưa ổn định. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, về phía người lao động nó giúp họ dễ dàng tìm được công việc mới, còn đối với các nhà tuyển dụng họ có thể dễ dàng trộm nhân tài với số lượng lớn. Có tới 86% người lao động đang tìm kiếm công việc khác ngoài công việc hiện tại của họ. Điều duy nhất các công ty có thể làm để gia tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên đó là tạo ra một môi trường có “văn hóa làm việc” chuyên nghiệp cho phép mọi nhân viên kết bạn, được tham gia đóng góp vào công việc và được hưởng nhiều ưu đãi.

Xem tiếp phần 2

Source: Theo Dan Schawbel / Lê Thị Nam YCS

 

Other news

  1. 10 xu hướng trên thị trường việc làm năm 2015 – Phần 2
  2. Asia Job Index Q2 2015: Asia at a glance
  3. Khai thác tố chất ứng viên chỉ bằng 5 câu hỏi tuyệt vời
  4. 3 yếu tố giúp nhà tuyển dụng nhận diện nhân tài
  5. 10 công ty có văn hóa đáng học hỏi nhất thế giới
  6. Thói quen ngủ của 4 người cực kỳ thành công
  7. Gắn kết với nhân viên nhờ... câu chuyện hàng tuần
  8. Nhà tuyển dụng cũng cần học cách… trả lời email
  9. Đừng để việc đọc email trở thành nỗi ám ảnh
  10. Các nữ lãnh đạo làm gì vào buổi sáng?