3 yếu tố giúp nhà tuyển dụng nhận diện nhân tài

Một trong những yếu tố thành công của một doanh nghiệp là có được sự phục vụ của những nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc nhận biết và tuyển dụng những nhân sự này không hề đơn giản.

Những nhân lực chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng vào sự phát triển của khởi nghiệp nói riêng. Thậm chí, “hiền tài” còn được ví như nguồn “nguyên khí” của một quốc gia. Thông thường, có 3 đặc tính quan trọng mà nhà tuyển dụng thường chú ý tới ứng viên là :

Thái độ (Attitude): Tinh thần cầu thị và niềm đam mê với công việc, công ty

Năng lực (Competency): Chuyên môn trong từng công việc cụ thể

- Tư duy (Mindset): Khả năng giải quyết công việc một cách năng suất và hiệu quả nhất

Trong hình bên dưới, sẽ thật tuyệt vời nếu ứng viên nằm trong vùng số 4, tức là hội đủ cả ba yếu tố cần thiết. Những ứng viên này chính là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả những vị trí của công ty. Tuy nhiên, hãy thử phân tích các tình huống khác:

Vùng 1: Đây là những ứng viên có thái độ làm việc tốt và có năng lực, họ thường chú trọng hoàn thành tốt công việc của mình nhưng chưa chú trọng vào việc cải thiện hiệu suất làm việc. Những nhân sự này thường ít khi đóng góp ý kiến hay cho tập thể.

Vùng 2: Ứng viên có năng lực và tư duy tốt, nhưng chưa có thái độ tích cực khi làm việc. Những ứng viên này thường làm việc tương đối hiệu quả, nhưng có thể không trung thành với doanh nghiệp và sẵn sàng ra đi nếu tìm được nơi khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Vùng 3: Đây là những ứng viên có thái độ và tư duy rất tốt nhưng năng lực còn hạn chế. Những nhân sự thuộc vùng 3 có thể có kỹ năng mềm tốt, nhanh nhẹn trong công việc tuy nhiên cần tập trung hướng dẫn và đào tạo thêm trong chuyên môn mới có thể phát triển thành những nhân sự chất lượng của doanh nghiệp

Kết luận: Không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng có thể gặp được những nhân tài hội tụ cả ba yếu tố, tuy nhiên hãy tìm hiểu những ứng viên theo mô hình trên để đánh giá họ một cách chính xác nhất và đào tạo những nhân viên của mình phát triển theo hướng toàn diện cả ba yếu tố. Đó chính là cách tạo dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

Theo thống kế mới đây về nhân lực ngành CNTT: Có đến 72% sinh viên ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 70% không thành thạo ngoại ngữ và 77,2% doanh nghiệp CNTT phải đào tạo lại các nhân viên mới.

 

Source: internet

 

Other news

  1. 10 công ty có văn hóa đáng học hỏi nhất thế giới
  2. Thói quen ngủ của 4 người cực kỳ thành công
  3. Gắn kết với nhân viên nhờ... câu chuyện hàng tuần
  4. Nhà tuyển dụng cũng cần học cách… trả lời email
  5. Đừng để việc đọc email trở thành nỗi ám ảnh
  6. Các nữ lãnh đạo làm gì vào buổi sáng?
  7. Thiếu hụt nhân sự ở Châu Á trong năm 2015 chạm mức 48%
  8. 4 nguyên tắc ra quyết định của Richard Branson
  9. 7 lý do khiến Richard Branson được yêu mến
  10. Không gian làm việc: Nơi gắn kết và giữ chân nhân tài