Google Đúc Kết 10 Phẩm Chất Của Vị Sếp Trong Mơ Mà Nhân Viên Nào Cũng Muốn Phụng Sự

Người sếp giỏi luôn biết cách tạo ra một văn hoá mở, một môi trường ăn toàn để nhân viên có thể yêu tâm cống hiến cũng như xây dựng sự nghiệp.

Công ty có thể bỏ cả núi tiền ra để tuyển dụng nhân sự, tuy nhiên, nếu sở hữu một người sếp tồi, “chẳng chóng thì chầy”, đội ngũ dù tinh nhuệ cách mấy cũng tìm cách rời đi. Trái lại, một người sếp tốt có thể gắn kết đội ngũ của mình và giữ chân nhân sự ở lại lâu hơn với công ty.

Để có thể tạo nên một đội ngũ những người sếp “trong mơ”, trong khoảng 10 năm trở lại đây, Google đã tiến hành một nghiên cứu với tên gọi Oxygen Project. Nghiên cứu này đã giúp “ông lớn” công nghệ hiểu ra nhiều điều. Và theo Google, một người sếp tốt là người sở hữu những đặc tính:

1. Người thầy giỏi

Thay vì cứ cặm cụi giải quyết những vấn đề phát sinh, một người sếp tốt sẽ tận dụng những trở ngại trong công việc để dạy nhân viên của mình những bài học đắt giá. Thay vì làm, họ chia sẻ phương hướng cũng như cách thức tư duy để các thành viên trong đội ngũ lấy đó làm kinh nghiệm phát triển.

2. Trao quyền và không kè kè

Không nhiều nhân viên mong muốn mình bị sếp kè kè sát bên mỗi khi làm việc. Vì lẽ đó, một người sếp tốt sẽ biết cách trao quyền cho nhân viên của mình và để họ tự do tối đa trong khuôn khổ.

3. Tạo văn hoá mở, hướng đến thành công

Tạo nên một văn hoá mở cũng như cảm giác an toàn là điều mà sếp tối nên chú trọng. Chỉ khi cảm thấy an toàn, các thành viên mới đủ dũng cảm để đón nhận thử thách cũng như chấp nhận và thứ tha cho lỗi lầm của nhau.

4. Năng động, tập trung vào kết quả

Một người sếp tốt luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với nhân viên của mình. Họ không nề hà và sẵn sàng xắn ống tay áo lên để nhảy vào việc. Điều này là yếu tố khích lệ cũng như truyền cảm hứng vô cùng lớn cho các thành viên.

5. Giao tiếp tốt, biết cách lắng nghe và chia sẻ thông tin

Việc biết cách lắng nghe giúp người làm sếp hiểu rõ các thành viên trong nhóm của mình hơn, qua đó thể hiện sự cảm thông cũng như sự đồng điệu. Hơn nữa, một người sếp tốt biết rằng, kiến thức là thứ quý giá nhất nên họ sẵn sàng chia sẻ thông tin với nhân viên cấp dưới.

6. Hỗ trợ con đường thăng tiến cho nhân viên

Người sếp tốt là người chỉ ra được định hướng cũng như con đường thăng tiến rõ ràng cho nhân viên cấp dưới của mình. Ngoài ra, họ cũng không ngần ngại đưa ra những chỉ trích và phản hồi một cách chân thật để nhân viên có thể sửa đổi.

7. Định hướng rõ ràng cho nhóm

Một người sếp tốt hiểu rõ đặc tính cũng như tình trạng hiện tại của đội nhóm đồng thời vị trí mà nhóm cần hướng đến. Sử dụng khả năng giao tiếp hiệu quả, mọi kiểm soát và lèo lái mọi thứ đi đúng hướng. Họ còn giúp từng nhân viên hiểu rõ được vai trò của bản thân mình để họ thực hiện đúng chiến lược.

8. Đủ kỹ năng để đưa ra lời khuyên

Một người sếp tốt là người có đủ kỹ năng để có thể điều hướng đội nhóm để cho dù họ chuyển sang một bộ phận khác, họ cũng có thể đưa ra những lời khuyên cho lĩnh vực chưa phải chuyên môn của bản thân họ.

9. Phối hợp hiệu quả

Sếp tốt có khả năng nhìn tổng quan, hướng đến đại cục và xây dựng tất cả vì mục tiêu chung của công ty. Họ cũng sẽ khuyến khích các thành viên trong đội nhóm hành động tương tự.

10. Quyết đoán khi ra quyết định

Sếp tốt là người quyết đoán. Họ sẽ lắng nghe ý kiến của mọi người trong đội nhóm nhưng sẽ quyết đoán để đưa ra quyết định hợp lý nhất.

 

Source: CafeF

 

Other news

  1. 4 Tips To Inspire Your Leadership Style
  2. 5 Keys To Building A World-Class Internship Program
  3. 9 Ways To Recognize A Real Leader
  4. Are You A Leader Or A Follower?
  5. How To Build A Culture Like Google: 7 Practical Ideas From 'The Internship'
  6. Using People Analytics to Build an Equitable Workplace
  7. 14 Tips To Help Agency Leaders Better Train Remote Employees
  8. This Is the Best Job Interview Question, According to the Author of a New Book on Spotting Underrated Talent
  9. 5 Books Required For Startup Success
  10. 3 Ways Entrepreneurs Can Implement Sustainable Practices In 2022