Những Sai Lầm Phổ Biến Trong Tuyển Dụng

Đội ngũ nhân sự tài năng và sản phẩm ưu việt là hai yếu tố quan trọng góp phần tạo ra những công ty thành công.

Nếu như đối với những doanh nghiệp lớn, sai lầm trong tuyển dụng nhân sự là một điều không hay thì đối với những doanh nghiệp nhỏ mới thành lập, có quy mô về nhân sự dưới chục người, thì điều này có thể được xem như một tai họa. Dưới đây là những sai lầm phổ biến trong tuyển dụng nhân sự mà các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nghiệp nhỏ, cần tránh.

1. Chỉ dựa trên thành tích làm việc trong quá khứ của ứng viên

Ứng viên có thành tích làm việc xuất sắc trong quá khứ đáng là người để doanh nghiệp xem xét tiếp nhận. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên tiêu chí này thôi thì chưa đủ. Một nhân viên kinh doanh có thể đạt doanh số cao ở một công ty lớn chưa chắc đã đạt thành tích tương tự nếu làm việc cho một công ty nhỏ không tên tuổi.

Để tránh sai lầm này, doanh nghiệp cần phải liệt kê tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết tạo ra thành công ở một vị trí và tự hỏi: (1) Doanh nghiệp có đang đi tìm những ứng viên hội đủ các điều kiện này hay không; (2) Các ứng viên hội đủ các điều kiện như vậy từ các đối thủ cạnh tranh có sẵn sàng chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp không.

2. Lấy người của đối thủ cạnh tranh

Tuyển được người phù hợp từ các đối thủ cạnh tranh là một chiến lược không ngoan. Tuy nhiên, nhiều công ty đã mắc sai lầm khi chỉ chấp nhận lấy những người có thành tích làm việc khá bình thường chỉ vì họ từng là nhân viên của các đối thủ cạnh tranh. Để tránh sai lầm này, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ năng lực của ứng viên, nhất là sự hiểu biết về ngành nghề mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

3. Tuyển dụng gấp gáp

Phải xem xét hàng trăm hồ sơ, làm việc với các công ty tuyển dụng và trải qua nhiều cuộc phỏng vấn là một thực tế mà doanh nghiệp phải đối mặt trong khâu tuyển dụng. Việc đốt cháy giai đoạn, hay gấp rút ra quyết định sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Lý tưởng nhất, doanh nghiệp nên phỏng vấn 3-5 ứng viên cho một vị trí trước khi ra quyết định.

4. Không “bán” công việc với ứng viên

Dù có một lịch sử phát triển thú vị, doanh nghiệp đừng nghĩ rằng điều đó sẽ đủ mạnh để thu hút các ứng viên giỏi đến với mình. Ngay cả lúc kinh tế khó khăn thì những người tài giỏi luôn được các công ty khác cũng có những lịch sử thú vị không kém săn đón. Vì vậy, cần chắc chắn rằng những người phỏng vấn ứng viên phải có khả năng “bán công việc”, tức là có thể trình bày rõ ràng và khác biệt về vị trí đang tuyển dụng và về doanh nghiệp.

5. Đi tìm những người hoàn hảo

Nhiều doanh nghiệp mất từ ba đến sáu tháng để tìm người phù hợp cho một vị trí nào đó vì muốn tìm những người hoàn hảo và cố gắng loại bỏ rủi ro trong tuyển dụng. Nhưng dù có phỏng vấn kỹ đến đâu thì doanh nghiệp cũng chỉ có được một số thông tin cơ bản và chỉ thật sự biết được ứng viên có thật sự hợp với công việc không sau khi người ấy làm việc được vài tháng.

Giải pháp ở đây là nên dung hòa giữa việc quá gấp gáp và mất quá nhiều thời gian trong tuyển dụng. Khi tuyển dụng những vị trí then thốt thì nên dành nhiều thời gian để phỏng vấn kỹ, còn đối với những vị trí ở cấp thấp nhất thì sử dụng ít thời gian hơn. Nếu tìm được ứng viên hội đủ 80% điều kiện đặt ra thì xem ra đã có thể ra quyết định được.

Source: Doanhnhanplush

 

Other news

  1. Sourcing talent: The best methods for filling your talent pool
  2. How To Conduct A Post-Personality Assessment Interview
  3. 10 Ways to Become a Better Leader
  4. Leadership Language: Why Your Word Choices Matter
  5. 5 Recruitment And Retention Strategies That Actually Work
  6. Want to Be a Good Leader? Step 1: Know Thyself
  7. How To Manage Employee Performance Using An HR System
  8. 6 Leadership Rules I Rewrote During The Pandemic
  9. 9 Reason The Best Employee Quit
  10. Why Hiring Managers Really Ask These 12 Common Interview Questions