Sở Hữu Một Trong Số 8 Hành Vi Này Hoặc Hơn, Bạn Đang Là 'Sếp Tồi' Mà Không Biết

Làm quản lý đã lâu, liệu bạn có đang là một 'người sếp tồi' trong mắt nhân viên mà chẳng mảy may nhận biết?

Trong một nghiên cứu về hành vi quản trị được xem là kỹ càng, 'công phu' nhất từ Google, phòng đổi mới nhân sự của công ty này đã dành hẳn một năm khai thác dữ liệu từ các bản đánh giá hiệu suất làm việc, các khảo sát nhân viên, các đề cử giải thưởng quản lý xuất sắc cùng nhiều nguồn thông tin khác, để so sánh sự giống và khác nhau giữa các nhân viên quản lý tốt nhất và tệ nhất.

Nhóm nghiên cứu sau đó đã cho ra một bản tóm tắt dài hàng trăm trang, và chia sẻ nó với các nhân viên của mình. Theo đó, có 8 đặc điểm gắn liền với những nhà quản lý thành công nhất. Ngược lại với đó là 8 hành vi phản ánh cụ thể như thế nào là một người 'sếp tồi'. Đáng chú ý, trong phần lớn trường hợp, 'sếp tồi' lại chẳng mảy may nhận ra bản thân mới là người có vấn đề, thay vì các thành viên trong nhóm. Và, dưới đây là 8 đặc điểm đó:

1. Cảm thấy bực bội khi phải đào tạo một kỹ năng cho một nhân viên: Nghiên cứu của Google cho thấy, các nhà quản lý thành công nhất luôn được các nhân viên cấp dưới đánh giá cao về kỹ năng đào tạo.

2. Cảm thấy bản thân phải kiểm tra lại từng một công việc của nhân viên: Đây là biểu hiện của hình thức quản lý vi mô và đồng thời được xem là một trong những thói quen vô cùng 'độc hại'. 

3. Cảm thấy không cần phải biết thông tin nào khác của nhân viên ngoài việc họ có làm tốt công việc hay không: Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence) được xem là một trong số những chỉ báo rõ ràng nhất cho sự thành công của một nhà quản lý. Và, sự quan tâm là yếu tố vô cùng quan trọng để chiếm được lòng tin cũng như sự tôn trọng từ cấp dưới.

4. Cảm thấy thường xuyên tụt lại phía sau và phải 'ôm' quá nhiều việc: Cảm thấy mất kiểm soát và không thể thực hiện tốt công việc của bản thân là dấu hiệu cho thấy sự quản lý yếu kém. Nếu ngay cả bản thân bạn cũng không thể duy trì hiệu quả và năng suất làm việc của mình, thì bạn không thể mong cấp dưới làm tốt hơn.

5. Thà ở trong phòng riêng hơn là hoà nhập với cả nhóm: Xu hướng tự tách bản thân ra khỏi xã hội là dấu hiệu của một người giao tiếp kém. 

6. Không quan tâm đến đà phát triển sự nghiệp của nhân viên: Nếu chỉ xem con đường phát triển sự nghiệp của nhân viên là vấn đề của riêng họ mà không liên quan gì đến bạn, thì bạn chưa phải là 'sếp tốt'. Đầu tư cho thành công của các nhân viên không chỉ giúp gầy dựng lòng trung thành mà đồng thời còn là cách giữ chân nhân viên

7. Không thể lập kế hoạch cho sự phát triển của phòng, vì không bao giờ cho rằng cả phòng có thể hoàn thành mục tiêu: Người sếp tốt sẽ luôn sở hữu tầm nhìn phát triển rõ ràng và biết sử dụng nó để truyền động lực cho các thành viên trong nhóm.

8. Ghét việc phải dựa vào một nhân viên nào đó vì họ thạo kỹ năng mà mình không có: Những người quản lý tốt nhất sẽ biết rõ thế mạnh của bản thân và không cảm thấy bị đe dọa bởi thế mạnh của người khác trong nhóm.

Nếu sở hữu 1 trong số 8 hành vi nói trên hoặc nhiều hơn, thì ngay lúc này đây, nhiều khả năng các thành viên trong nhóm đang xem bạn là một người lãnh đạo kém hiệu quả, và thậm chí là 'sếp tồi'. Theo một nghiên cứu của Gallup, có đến 82% thời gian các công ty phạm sai lầm trong việc lựa chọn người quản lý.

Rõ ràng, không phải ai cũng có tố chất cần thiết để trở thành người lãnh đạo thành công nơi công sở. Tuy nhiên, không có năng lực quản lý không có nghĩa bạn là một người tệ hại; nó chỉ đơn giản là bạn hãy lựa chọn con đường sự nghiệp khác, cho phép bản thân trở thành một cá nhân cống hiến thuần tuý, mà nhờ đó giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn với sự nghiệp của mình.

Source: doanhnhansaigon

 

Other news

  1. When Your Passion Works Against You
  2. Before You Reopen, Create A Crisis Playbook For Next Time
  3. Your Employees May Be Out Of Sight, Don’t Let Them Be Out Of Mind
  4. Create a Work Environment That Encourages Employee Engagement
  5. What Leadership Means In Testing Times
  6. How To Be More Compassionate During Coronavirus Crisis
  7. Employee Health Already Decreasing Due To Remote Working
  8. How To Be A Strong Remote Leader During Lockdown
  9. How One Company Is Taking Care Of Employees During COVID-19
  10. These Coronavirus Heroes Show Us How Crisis Leadership Works