Sự Nhảy Việc Và Cách Giữ Chân Nhân Viên Trong Bối Cảnh Mới

Rafael Sweary là Đồng sáng lập và Chủ tịch của WalkMe , đồng thời là người cố vấn và nhà đầu tư cho nhiều công ty khởi nghiệp.

Do nhiều yếu tố thúc đẩy  ảnh hưởng bởi đại dịch mà hàng loạt người đã lựa chọn rời bỏ công việc của họ. Xu hướng này đã tái định nghĩa sự hài lòng trong công việc và khiến mọi người phải cân nhắc lại về các lựa chọn việc làm của họ.

Tác động của hiện tượng này làm tiền lương tăng cao, phá vỡ kỹ lục trong hơn 20 năm qua. Tình trạng trì trệ tiền lương là vấn đề với người lao động trong nhiều thập kỷ, nhưng vào thời kì dịch bệnh nhân viên bị sa thải hàng loạt và phải lao vào tìm những việc làm mới. Tuy nhiên, điều ngược lại đã xảy ra - đó là sự tăng lương. Điều này đã khuyến khích lao động có kỹ năng sẽ tìm kiếm những nơi làm việc mới trả lương cao hơn.

Sự chấp nhận tuyệt vời = Cơ hội tuyệt vời

Hiển nhiên, sự nghỉ việc vẫn tiếp tục và các công ty khác lại có cơ hội tuyển lao động. Cục Thống kê Lao động cho thấy mối tương quan gần như 1-1 giữa tỷ lệ nghỉ việc và tỷ lệ chuyển việc , xác nhận rằng những nhân viên này sẵn sàng chấp nhận các đề nghị mới. Trong khi nhiều công ty đặt câu hỏi làm thế nào để họ có thể thu hút nhiều nhân viên tiềm năng hơn. Thay vào đó, họ nên đặt câu hỏi là họ đã chuẩn bị sẵn sàn cho việc tiếp nhận các tài năng mới?

Những thách thức tiềm ẩn của việc gia nhập

Theo Glassdoor, thuê một nhân viên mới tốn kém khoảng 4.000 đô la. Sau đó, điều gì đã tạo nên một sự hội nhập thành công? Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng các quy trình chính thức của công ty thường bị bỏ qua và được thay thế bằng cách giải quyết theo cách riêng của nhân viên, đặc biệt là khi làm việc từ xa. Và chúng ta hãy giải quyết vấn đề thường trực của các hệ thống công ty chưa được hoàn thiện: Khoảng 20% ​​các tính năng ứng dụng kinh doanh được sử dụng thường xuyên. Nhưng trong lúc có những ứng dụng tích cực này diễn ra thì nhân viên không có thời gian, động lực hoặc kiến ​​thức để tận dụng các tính năng hiện có.

Nếu như bạn xâu chuỗi các ý này lại với nhau, bạn có thể thấy nguồn lực bị lãng phí. Việc thuê mướn rất tốn kém, và một doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí thuê mướn mới, điều này ảnh hưởng đến các cân nhắc như về tiền lương và thời gian nghỉ việc vẫn được trả lương. Việc tiếp nhận và đào tạo người mới với hiệu quả kém dẫn đến giá trị từ kinh doanh thấp hơn và nhân sự kém năng suất hơn. Đi liền với đó, nhân viên có thể thất vọng với các quy trình thiếu sót ấy.

Tất cả trên cùng con tàu!

Nếu không có sự đào tạo phù hợp, nhân viên sẽ không đạt được thành công và thất vọng, điều này có thể khiến họ trở nên chán nản và buông do khiến họ dễ mắc nhiều lỗi và cần được giúp đỡ nhiều hơn. Cuối cùng, năng suất của họ sẽ giảm khi họ đang tìm kiếm các cơ hội khác. Mặc dù có tới 20% doanh thu từ nhân viên trong 45 ngày đầu tiên, nhưng 69% nhân viên ở lại công ty tận ba năm nếu họ được sự đào tạo tuyệt vời. Do đó, quá trình đào tạo đã chú trọng như một chiến lược cạnh tranh mới để giữ chân nhân viên.

Với quy trình đào tạo nhân viên chính thức, các công ty có thể tăng khả năng giữ chân, thúc đẩy hiệu suất và nâng cao động lực của nhân viên. Theo Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực (SHRM), hơn một nửa (52%) tổ chức cho biết việc giới thiệu, đào tạo hiệu quả giúp cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên, thời gian làm việc (60%) và sự hài lòng của khách hàng (53%). Các quy trình đào tạo ban đầu cũng dẫn đến tăng sự hài lòng trong công việc và gắn bó với tổ chức. Các tổ chức có thể đạt được những kết quả này, nhưng nó đòi hỏi một cách tiếp cận chính thức và có chủ đích.

Quản lý sự thay đổi để hoàn thành công việc

Quản lý sự thay đổi là một trong những phần tốn nhiều công sức nhất của bất kỳ quy trình đào tạo ban đầu nào, có thể là nhân viên hay hệ thống kinh doanh. Ngay cả tỷ lệ thất bại cao của các dự án chuyển đổi kỹ thuật số cũng do kém hiệu quả trong quản lý sự thay đổi. Ở cấp độ đơn giản nhất, quản lý sự thay đổi không phải là giáo dục hoặc đào tạo. Đó là về cách hoàn thành công việc. Các bước gắn kết nhân viên và các quy trình họ tham gia là gì?

Đôi khi, quản lý sự thay đổi quy định cách thức một hệ thống phải linh hoạt thay đổi để thích ứng với nhu cầu của nhân viên. Tuy nhiên, thực tế khởi đầu là về việc nhân viên có thể thích ứng với hệ thống tốt như thế nào và chống lại sự cám dỗ từ bỏ và các lựa chọn thay thế đã lỗi thời 

Thực hiện việc Thích nghi nền tảng kỹ thuật số - DAP

Có hai cách để giải quyết những vấn đề này: điều chỉnh nhân viên từng bước trong một quy trình và sử dụng tự động hóa. Và thực hiện ứng dụng nền tảng kỹ thuật số (Digital Adoption Platform - DAP). Tôi sẽ để khía cạnh tự động hóa cho một bài khác và tập trung vào thực hiện từng bước. DAP cung cấp hướng dẫn trên phần mềm kinh doanh hiện có, tạo ra một hành trình tương tác cho nhân viên biết phải làm gì tiếp theo.

Cốt lõi của triết lý DAP là trao quyền cho người dùng có các điều khoản dành riêng cho họ, do đó giảm bớt được các bước xử lý yêu cầu tham gia mà không đi sâu vào đào tạo tốn kém. Bạn có thể gọi đó là đào tạo tại chỗ, với hướng dẫn có sẵn , việc đào tạo mới trở nên dễ dàng vì họ biết phải làm gì tiếp theo. Nếu thiếu đi DAP, cùng một tác vụ công việc sẽ có sự chênh lệch khá nhiều về thời gian giữa một nhân viên dày dặn kinh nghiệm và một người mới.

Cảm hứng trong môi trường làm việc

Một yếu tố không thể phủ nhận khác của việc giữ chân nhân viên là môi trường quanh họ. Mặc dù điều này có thể là một thách thức trong một môi trường làm việc ở xa, nhưng bên cạnh đó việc có các chương trình cố vấn và bạn bè có thể giúp ích rất nhiều trong việc làm cho những người mới được tuyển dụng cảm thấy như ở nhà. Điều quan trọng cần nhớ là những người mới được tuyển dụng là những người muốn hài lòng trong môi trường công việc ngoài việc làm của họ.

Ngay cả khi đối mặt với thách thức ở một nơi làm việc xa hoặc phân chia về mặt địa lý, nỗ lực để tất cả nhân viên gặp trực tiếp lãnh đạo là một cách lấy con người làm trọng tâm làm cho những người mới tuyển dụng cảm nhận họ có giá trị như thế nào và giúp họ có một khởi đầu tuyệt vời. Ý tưởng là thể hiện con người, giá trị và sứ mệnh của công ty truyền tải cho mỗi nhân viên từ sớm. Tôi tin rằng điều này cũng có thể giúp thống nhất một tổ chức có nhiều chi nhánh ở khắp nơi và có nền văn hóa.

Như đã đề cập trước đó, các nhân viên có kỹ năng đang sẵn sàng tâm thế, vì vậy các công ty phải chuẩn bị và sẵn lòng với nhân viên. Đó là một cơ hội tuyệt vời cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Các công ty muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến giành nhân tài ngày nay phải đầu tư vào quá trình đào tạo, lấy nhân viên làm trung tâm. Chi phí bỏ ra cao, nhưng những thứ nhận lại là những thứ tuyệt vời nhất. Sự khủng hoảng nghỉ việc có thể là một điều tích cực nếu bạn sẵn sàng tận dụng nó.

Dịch bởi: Findjobs

Source: Forbes

 

Other news

  1. This Is the Best Job Interview Question, According to the Author of a New Book on Spotting Underrated Talent
  2. 5 Books Required For Startup Success
  3. 3 Ways Entrepreneurs Can Implement Sustainable Practices In 2022
  4. How To Double Your Online Business Revenue In 3 Months
  5. How Recruitment Marketers Can Utilize Data To Drive Candidate Success
  6. The Three C’s Of Leadership
  7. 7 Ways To Bounce Back Stronger After Failure
  8. 5 Leadership Blind Spots (and How to Overcome Them)
  9. 7 Important Things Effective Leaders Do Every Day
  10. Sourcing talent: The best methods for filling your talent pool