10 Điều Ứng Viên Chất Lượng Cao Luôn Làm Khi Xin Việc

Mỗi lần nộp đơn xin việc đều mang cả thách thức và cơ hội. Bạn đều có cơ hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và nhận được công việc với lá thư xin việc, sơ yếu lý lịch của bạn phù hợp với bảng mô tả công việc hoặc những thứ bạn nói trong cuộc phỏng vấn. Tất nhiên, thách thức bạn phải đối mặt là đảm bảo thư ứng tuyển của bạn phải vượt trội hơn hàng chục người khác.

Mặc dù không có công thức bí mật nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng, nhưng có nhiều cách bạn có thể làm cho mình nổi bật. Để hỗ trợ bạn về vấn đề đó, các thành viên của Hội đồng Doanh nhân Trẻ chia sẻ một điều mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và đó cũng là lý do bạn nên thực hiện theo.

1. Nói chuyện với sự trung thực và khiêm tốn

“Tôi thích những ứng cử viên là những người bình thường - những người khiêm tốn và có thể trung thực nói về những gì họ biết và muốn cải thiện bản thân. Những câu chuyện của họ nghe không cần phải hoa mỹ, ngoài ra tôi sẽ đánh giá cao những ứng viên có thể tự tin trả lời những câu hỏi chi tiết liên quan đến công việc của họ. Bằng cách này, tôi biết thực sự họ đã làm những công việc gì. Ngoài ra, một ứng viên tuyệt vời thường nhìn ra giới hạn của bản thân và sẵn sàng phát triển cùng với nhóm. Điều này rất quan trọng vì không ai là chuyên gia về mọi thứ. Tập hợp một đội xuất sắc sẵn sàng giúp đỡ người khác là mục tiêu tuyển dụng của tôi.” - Lianxin He , GrandLine Technologies

2. Sự quan tâm sau phỏng vấn

Các ứng viên chất lượng thường tập trung vào các mục tiêu và kế hoạch dài hạn, có nghĩa là họ thường hay theo dõi hoặc cố gắng theo dõi sau cuộc phỏng vấn trực tiếp. Có một số ứng viên nghĩ rằng họ chỉ cần phải làm là có một cuộc phỏng vấn ấn tượng, sau đó họ không quan tâm điều gì nữa. Tôi ấn tượng hơn rất nhiều với những ứng viên yêu cầu thông tin liên hệ để họ có thể liên lạc sau, hoặc họ trực tiếp yêu cầu cập nhật về việc lựa chọn công việc. Điều này cho thấy họ có tư duy cầu tiến, đầy tham vọng và cam kết thực sự rằng sự xuất hiện của họ là để hoàn thành công việc. - Bryce Welker, The CPA Exam Guy

3. Sự háo hức học hỏi

Trong một thế giới mà khoản cách giữa kiến ​​thức thực tế với bằng cấp là ngắn hơn bao giờ hết, hầu hết các công ty đều có phong cách riêng của họ và cần đào tạo bạn theo quy trình đó. Sự khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi là những điều chúng tôi ưu tiên tuyển dụng cũng như giá trị cốt lõi của công ty. Một số nhân viên của chúng tôi chưa tốt nghiệp đại học nhưng đã kiếm được hơn 200.000 đô la vào năm ngoái. Đây là những người ham học hỏi nhất, và họ thực hành trong các tình huống thực tế nhiều nhất có thể, họ thay thế và chủ động giảm bớt các công việc của sếp. Họ xem mỗi nhiệm vụ mới là một cơ hội học tập. Với năng lượng đó, người quản lý tuyển dụng sẽ dễ dàng tiếp nhận và bỏ qua cho các nhược điểm khác, mặc dù ở vị trí nào việc đào tạo cũng là cần thiết. - Jonathan Maxim , K&J Growth Hackers

4. Thành quả đưa ra có thể đo lường

Khi nộp đơn xin việc, các ứng viên chất lượng cao cho thấy thành quả có thể đo lường được chứng tỏ kỹ năng và chuyên môn của họ. Đưa ra những con số chính xác mang lại cho nhà tuyển dụng thấy được cách bạn có thể cải thiện các quy trình của công ty họ. Điều đó cho thấy rõ những điều mà bạn chắc chắn sẽ mang lại cho vị trí ứng tuyển của mình. - Jared Atchison , WPForms

5. Thể hiện được sự phấn khởi

Bạn phải chia sẻ lý do tại sao bạn hào hứng với vị trí này và chia sẻ cách các kỹ năng của bạn sẽ giúp bạn thực hiện tốt vai trò hiện có. Với nhà tuyển dụng, việc xem xét sơ yếu lý lịch và nghĩ rằng người đó sẽ phù hợp với yêu cầu, sẽ hoàn toàn khác với việc khi thấy một ứng viên sẽ phù hợp và xem họ thể hiện rằng họ hào hứng vai trò mới. Vào cuối ngày, tôi muốn lấp đầy công ty của mình với những người hào hứng, những người vui vẻ ở đó. Sự hào hứng với một vai trò sẽ vượt trội hơn so với các ứng viên có trình độ chuyên môn tốt hơn so với một ứng viên thiếu sự hào hứng. - Mary Harcourt , CosmoGlo

6. Thể hiện kỹ năng tổ chức

Tôi tin rằng điểm khác biệt chính giữa một ứng viên giỏi và tuyệt vời thường nằm ở tổ chức. Một ứng viên có tổ chức sẽ dành thời gian để nghiên cứu công ty, những người chủ chốt trong công ty và càng nhiều thông tin về vai trò của họ càng tốt. Bạn sẽ biết họ có tổ chức bởi vì họ sẽ đưa ra những câu hỏi hay, được suy nghĩ thấu đáo cho phép họ thu thập thông tin về công ty, vai trò và những kỳ vọng của người được tuyển dụng. Nếu họ có được kỹ năng tổ chức tốt, họ sẽ phỏng vấn bạn nhiều như bạn đang phỏng vấn họ. - Zane Stevens , Protea Financial

7. Xem xét Sứ mệnh, Tầm nhìn và Giá trị của Công ty

Các ứng viên đủ tiêu chuẩn nhìn vào sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của một công ty để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc. Các ứng viên đủ điều kiện nhận thức được tầm nhìn của công ty và phù hợp với nó. Điều này thể hiện rõ khi ai đó được phỏng vấn về kỹ năng giao tiếp của họ. Khi một ứng viên biết sứ mệnh của công ty và thấy họ đang hoạt động tương đồng với sứ mệnh, đây là một dấu hiệu tuyệt vời cho thấy ứng viên có thể đủ tiêu chuẩn, điều này này vượt qua trình độ và kỹ năng. - Libby Rothschild , Ông chủ chuyên gia dinh dưỡng

8. Chia sẻ cách để cải thiện Công ty

Các ứng viên chất lượng đưa ra ý tưởng và đề xuất của họ cho công ty trong các cuộc phỏng vấn của họ. Ví dụ: nếu bạn đang thuê một người quản lý phương tiện truyền thông xã hội, một ứng viên chất lượng sẽ đưa ra ý tưởng về cách cải thiện chiến lược truyền thông xã hội của bạn hoặc ý tưởng cho nội dung mới có thể được tạo. Điều này giúp chứng minh rằng họ đã thực hiện nghiên cứu về công ty và thực sự đam mê làm việc tại đó. Nó cũng cho thấy rằng họ có tư duy đột phá và chủ động. Những ứng viên như vậy thường được đánh giá cao hơn những người còn lại. - Blair Williams , MemberPress

9. Nghiên cứu kỹ yêu cầu công việc

Họ thực hiện rất nhiều nghiên cứu để đảm bảo rằng họ phù hợp với công ty và vị trí mà họ đang ứng tuyển. Một số lượng đáng ngạc nhiên những người đang tìm việc sử dụng phương pháp rải đi hàng trăm hồ sơ xin việc và hy vọng họ sẽ được phỏng vấn. Điều này làm lãng phí thời gian cho cả người nộp đơn và chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý tuyển dụng. Suy nghĩ kỹ về loại công việc bạn muốn, thể loại công ty bạn muốn làm việc và công ty có liên quan, vị trí (hoặc nếu bạn thích làm việc từ xa). Tất nhiên, bạn cũng phải có bằng cấp phù hợp. Nếu vị trí tuyển dụng yêu cầu người có hơn năm năm kinh nghiệm, đừng nộp đơn nếu bạn vừa mới tốt nghiệp đại học. Chỉ ứng tuyển cho những vị trí mà bạn thực sự muốn và điều đó thực sự sẽ giúp bạn dễ dàng nhận được kết quả tốt đẹp. - Kalin Kassabov , ProTexting

10. Điều chỉnh đơn ứng tuyển của họ

Điều quan trọng là phải điều chỉnh đơn xin việc của bạn cho phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: nếu bạn đang ứng tuyển vào vai trò tiếp thị, hãy nêu bật kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực tiếp thị và cung cấp các ví dụ về cách bạn đã sử dụng các kỹ năng như thuyết phục hoặc xây dựng thương hiệu. Nhiều ứng viên mắc sai lầm khi sử dụng cùng một sơ yếu lý lịch hoặc một mẫu cho tất cả các công việc. Mẹo hàng đầu là sử dụng công cụ hỗ trợ sơ yếu lý lịch AI để điều chỉnh sơ yếu lý lịch của bạn cho từng công việc. - Syed Balkhi , WPBeginner

Dịch bởi: Findjobs.vn

Source: Forbes
  1. Share to friends  

Other news

  1. The 5 Things You Need To Stop Doing To Instantly Boost Your Career
  2. 5 Best Businesses To Launch Right Now
  3. Do You Feel Unfulfilled in Your Work Life? Here's How to Change That
  4. How To Determine If An MBA Is The Best Option For Your Career
  5. 3 Emerging Careers In The Field Of Healthcare And Medicine
  6. 11 Personality Traits You Probably Didn't Know Are Hurting Your Business
  7. 5 Surefire Tricks To Help You Write Emails That Will Get Replies
  8. Expand your knowledge and show your skill to the whole world!
  9. The Right Way To Follow Up At Every Stage In Your Job Search
  10. Being Your Own Boss: 10 Must-Follow Tips

Find your dream jobs