Quá trình tìm việc là quá trình vô cùng gian nan. Cho dù bạn đang gặp khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của người quản lý tuyển dụng ngay những phút đầu, hay khó khăn trong việc chốt lời đề nghị nhận việc thì không gì khiến bạn thắc mắc bằng việc bạn không được cho cuộc phỏng vấn lần hai, mặc dù bạn nghĩ rằng trong lần phỏng trước bạn đã thể hiện rất tốt.
Nếu bạn sẵn sàng tự phản ánh lại bản thân, bạn có thể nhận ra mình đang làm gì sai và thay đổi.
Những yếu tố khách quan khiến bạn không được mời đến buổi phỏng vấn lần hai
Trước khi xem xét những sai lầm có thể xảy ra, điều quan trọng cần lưu ý là có rất nhiều lý do khiến bạn không thể nhận được cuộc phỏng vấn thứ hai và những lý do đó không hề liên quan đến bạn. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu tham gia một hoặc hai cuộc phỏng vấn mà không được mời cho lần buổi phỏng vấn thứ 2, đừng lo lắng có thể vấn đề không nằm ở bạn.
Nhu cầu của công ty có thể đã thay đổi
Các công ty có thể thay đổi mọi lúc. Họ cắt giảm ngân sách, phân bổ lương lại cho các vị trí khác nhau,…Đôi khi, những thay đổi này xảy ra khi bạn đang tham gia quá trình phỏng vấn của bạn.
Thông thường, trong trường hợp này, nhà tuyển dụng sẽ xin lỗi bạn về sự việc này và thông báo rằng nhu cầu của họ đã thay đổi. Đó không phải do lỗi của bạn, tất nhiên một công việc không tồn tại thì bạn không còn cơ hội để có được công việc ấy.
Có lẽ bạn không phù hợp với văn hóa công ty
Sự phù hợp với văn hóa cũng quan trọng như kỹ năng và năng lực của ứng viên. Một nhân viên tài năng nhất trên thế giới cũng không thể làm việc hiệu quả trong môi trường không phù hợp với họ.
Nếu bạn là một người thích làm việc nhóm, trực tiếp thì làm việc từ xa sẽ không phải là một trải nghiệm tốt cho bạn. Nếu bạn là một người hướng nội thích làm việc một mình thì một văn phòng với không gian mở, đầy đủ các đặc quyền và tiệc tùng sẽ khiến bạn cảm thấy nó không phù hợp với mình.
Không có gì sai với bạn nếu nhà tuyển dụng cho rằng bạn không phù hợp và bạn sẽ không hài lòng khi làm việc ở đây. Việc bạn không nhận được lời mời phỏng vấn lần 2 được xem là sự giúp đỡ của người tuyển dụng để bạn có cơ hội làm việc ở một nơi thoải mái và thành công hơn.
Nhà tuyển dụng đã có định sẵn 1 người cho vị trí này
Đây được xem là điều tàn nhẫn nhất, nhưng đôi khi nó vẫn xảy ra: nhà tuyển dụng được giao nhiệm vụ phỏng vấn các ứng viên bên ngoài, nhưng họ lại thích một ứng viên nội bộ nào đó hơn…Trong trường hợp đó, bạn có thể là ứng viên phù hợp nhất, nhưng bạn vẫn sẽ không nhận được công việc.
Những yếu tố chủ quan khiến bạn không được mời đến buổi phỏng vấn lần hai
Bạn thất bại ngay buổi phỏng vấn đầu tiên
Bạn gọi nhầm người phỏng vấn bạn? Bạn không biết nhiều thông tin công ty? Bạn không thể giải thích lý do tại sao bạn muốn công việc này hoặc bạn không thể trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn tiêu chuẩn khác? Bạn đã đến muộn hoặc thô lỗ?
Có rất nhiều điều có thể phá tan tành cuộc phỏng vấn của bạn. Khi điều đó xảy ra, hãy học hỏi những sai lầm của bạn và làm tốt hơn vào lần sau. Và đừng để chúng đánh bại bản thân mình.
Bạn đã không kể đúng câu chuyện
Trước khi đặt chân vào công ty, bạn nên chuẩn bị elevetor pitch (một bài giới thiệu ngắn gọn súc tích trong thang máy) và một vài câu chuyện hấp dẫn ngắn gọn về cách kỹ năng và bạn đủ điều kiện, phù hợp với yêu cầu của họ.
Không phải lúc nào bạn cũng đợi đến buổi phỏng vấn để có thể trình bày được khả năng, năng lực của mình. Bạn nên sẵn sàng những thành tích của mình theo cách có thể gây được tiếng vang với nhà tuyển dụng. Nếu bạn có thể thể hiện được năng lực của mình với nhà tuyển dụng, bạn sẽ có lợi thế hơn so đối thủ cạnh tranh.
Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng khi bạn soạn câu chuyện, bạn phải tập trung vào đúng thứ. Ví dụ: kỹ năng lãnh đạo của bạn có thể rất ấn tượng, nhưng chúng có thể chống lại bạn nếu công ty không tìm kiếm quản lý. Bạn nên xem kỹ mô tả công việc mà họ đưa ra và làm nổi bật lên kinh nghiệm của bạn mà nó có liên quan đến công việc.
Bạn không gửi thư cảm ơn.
Thư cảm ơn là một phần của quá trình tìm việc làm. Trong một cuộc khảo sát năm 2017, 68% người quản lý tuyển dụng và nhà tuyển dụng cho biết việc nhận được thư cảm ơn ảnh hưởng đến quyết định của họ về việc có thuê ứng viên hay không.
Bạn nên gửi thư cảm ơn– viết tay hoặc qua email – trong vòng 24 giờ sau cuộc phỏng vấn của bạn. Bạn hãy nhấn mạnh các kỹ năng của bạn, sự phù hợp với công việc cũng như bày tỏ lòng biết ơn của bạn về cuộc phỏng vấn. Hãy đọc lại thư cảm ơn, kiểm tra kỹ cách viết, tên cá nhân và tên công ty.
Bạn đã không làm theo chỉ dẫn
Gửi các tài liệu được yêu cầu, (ví dụ: sơ yếu lý lịch, thư xin việc , porfolio , v.v.) và sử dụng các định dạng tệp được chỉ định. Khi bạn đã phỏng vấn, hãy đảm bảo tuân theo sự hướng dẫn nhà tuyển dụng. Ví dụ: nếu họ nói rằng họ đang phỏng vấn các ứng viên trong vòng hai tuần tới, hãy gửi thư cảm ơn ngay lập tức nhưng hãy đợi để tiến hành theo dõi thêm cho đến khi quá trình của họ có khả năng hoàn thành.
Mạng xã hội của bạn hiển thị những thông tin không phù hợp
57% nhà tuyển dụng quyết định không thuê một ứng viên dựa trên những thông tin họ tìm thấy trên mạng. Nếu phương tiện truyền thông xã hội của bạn chứa thông tin mà nhà tuyển dụng có thể phản đối. Những thông tin đó có thể là bất cứ điều gì từ ảnh bikini, ảnh tiệc tùng cho đến ý kiến chính trị - bạn có thể đang tự làm hại mình trong quá trình tìm việc. Cách tốt nhất là khóa profile của bạn, chỉ những thông tin mà nó phù hợp với công việc hiển thị cho nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, bạn đừng xóa tài khoản của bạn. 47% nhà tuyển dụng trong cuộc khảo sát nói rằng họ khó có thể thuê một ứng viên mà họ không thể tìm thấy trên mạng.
Người tham khảo không đứng về phía bạn
Bạn có biết người tham khảo của bạn đang nói gì về bạn không? Nếu không, đã đến lúc tìm hiểu.
Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn đang hỏi ý kiến tham khảo từ những người quen thuộc với công việc của bạn và những người chắc chắn sẽ có những điều thuận lợi để nói về bạn. Bạn có thể yêu cầu người tham khảo có khả năng nói những điều thuận lợi về bạn nếu họ sẵn sàng và có thể chứng minh những phẩm chất tốt của bạn. Trước khi để thông tin người tham khảo, bạn nên đưa họ xem xét chi tiết công việc mà bạn đã ứng tuyển để họ chọn lọc những thông tin cần thiết để nói với nhà tuyển dụng của bạn.
Phiên dịch bởi: Findjobs.vn