3 Cách Để Phát Hiện “Người Sếp Tồi” Trong Buổi Phỏng Vấn

Bạn không thích công việc của mình. Nhưng nó thực sự là công việc, hay chính ông chủ của bạn?

Sự thật của vấn đề là thế này: mọi người không bỏ việc, họ bỏ sếp. Tôi khá ngạc nhiên khi biết rằng 70% những người đang làm việc đang tìm kiếm một công việc mới, 50% người lao động cho biết họ rời bỏ công việc của họ chỉ với một lý do đơn giản là do họ không thích sếp của mình.

Điều này có nghĩa người mà bạn làm việc cùng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bạn nên xem xét khi bước vào buổi phỏng vấn. Là một nhà huấn luyện nghề nghiệp, tôi đã làm việc với nhiều khách hàng và những khách hàng của tôi thường có suy nghĩ họ muốn rời bỏ hoàn toàn công việc của mình. Sự thật rằng, điều mà họ cần không phải là công việc mới hay con đường sự nghiệp… mà chỉ là một môi trường làm việc tốt hoặc người quản lý hỗ trợ họ tốt hơn. 

Tất nhiên, bạn cũng muốn một môi trường làm việc với một người sếp tốt. Đây là 3 mẹo rất đáng để bạn xem xét khi có cuộc phỏng vấn để tìm ra người sếp lí tưởng cho mình.

1. Xác định rõ bạn muốn làm việc với người sếp như thế nào?

Bạn cần biết bạn muốn gì để đảm bảo bạn có thể đạt được nó. Điều này nghe có vẻ như là lẽ thường tình. Nhưng thật sự có rất ít người tìm việc dành thời gian đặt bút lên giấy để ghi lại và thực sự hiểu rõ họ muốn làm việc cho ai. Khi bạn bắt đầu quá trình phỏng vấn cho một vị trí mới, hãy dành thời gian xem xét những điều gì bạn cảm thấy tốt trước đây - và điều gì chưa. Nếu bạn thực hiện tốt những công việc được giao với sự giám sát chặt chẽ từ sếp. Xu hướng bạn có nhiều câu hỏi đặt ra cho người quản lý và bạn muốn người quản lí đảm nhận công việc nhiều hơn bạn. Ngược lại, nếu bạn muốn tự do sáng tạo, bạn có thể muốn có một người quản lý bạn có thể dễ dàng tiếp cận khi bạn có nhu cầu cộng tác sáng tạo.

Tôi khuyên khách hàng của tôi (những ứng viên) nên lập ra danh sách những người quản lý của họ từ trước đến nay và xác định những gì họ thích và không thích về mối quan hệ của họ. Bạn cảm thấy được tôn trọng, đánh giá cao hay được thử thách? Bạn có nhận thấy bản thân muốn tự do về thời gian của mình? Chúng ta thường muốn học một điều gì đó khi chúng ta thiếu nó. Danh sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gì bạn muốn để tìm được người sếp ưng ý cho mình.

Bạn có thể sử dụng các mối quan hệ hiện có giúp bạn hiểu được phong cách lãnh đạo phù hợp với bạn. Suy ngẫm về những người trước đây mà bạn tôn trọng hoặc thích tương tác nhất, hoặc những người bạn mà bạn có thể dễ dàng lên kế hoạch cho các chuyến đi hoặc trò chuyện mang tính xây dựng. Bạn hãy suy ngẫm về những mối quan hệ này để xác định ra những gì bạn cần.

2. Đặt các câu hỏi chiến lược trong cuộc phỏng vấn

Trong quá trình phỏng vấn, bạn thường có xu hướng quá tập trung vào việc trả lời các câu hỏi một cách “chính xác” và tạo ấn tượng tốt, đến mức bạn không thể quan sát những gì đang thực sự xảy ra xung quanh mình.

Đa số những người phỏng vấn sẽ dành khoảng thời gian cuối cùng để bạn đặt câu hỏi. Đừng để cơ hội này vụt mất. Bạn hãy cho họ thấy bạn hoàn toàn chủ động nắm bắt cơ hội bằng cách sử dụng thời gian này để đặt câu hỏi và lưu ý về thái độ của họ.

Bạn có thể đặt những câu hỏi gián tiếp để phác thảo nên phong cách lãnh đạo của nhà tuyển dụng:

  • Nếu tôi hoàn thành vượt quá những mong đợi ở vị trí trong vòng 6 -12 tháng tới, tôi sẽ được những bước tiến nào nữa không?
  • Công việc hàng ngày của tôi là gì?
  • Chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau như thế nào?

Những câu hỏi này sẽ cho bạn hiểu được mức độ tham gia của sếp và sự tham gia của họ vào công việc hàng ngày của bạn như thế nào. Đây là một cách tuyệt vời để có được những thông tin này mà không quá thẳng thừng.

Sau khi bạn rời khỏi buổi phỏng vấn, bạn hãy dành một chút thời gian để ghi nhanh cảm nhận của bạn về sự tương tác của bạn với họ. Phản ánh ngay lập tức là một cách để kết nối với trực giác của bạn và cho bạn biết người này có phải là người mà bạn muốn trò chuyện hàng ngày hay không. Hãy đưa ra quyết định nếu người quản lý này phù hợp với bạn trước khi nhận được lời mời làm việc để bạn không bị phân tâm bởi mức lương và các quyền lợi.

3. Gặp gỡ các đồng nghiệp tiềm năng của bạn

Thu thập thông tin chi tiết từ bên ngoài phòng phỏng vấn và kết nối với các đồng nghiệp tương lai của bạn. Hãy dành thời gian để kết nối trực tuyến thông qua các nguồn như LinkedIn. Điều này tạo cơ hội cho bạn có cuộc gặp gỡ hoặc trò chuyện kết nối trực tiếp hơn. Nếu bạn không có bất kỳ mối quan hệ nào với bất kỳ ai trong công ty, hãy thử nghĩ đến việc bạn tham dự các sự kiện của ngành mà bạn biết rằng sẽ có những người từ tổ chức hoặc những người trong ngành sẽ có mặt ở đó.  

Bạn có thể tạo cuộc trò chuyện chính xác đến những những câu hỏi mà bạn quan tâm đến trong cuộc phỏng vấn.

  • Tôi đang tìm kiếm cơ hội nghiên cứu về [lĩnh vực làm việc], bạn thấy điều gì hữu ích nhất trong việc phát triển sự nghiệp của mình?
  • Bạn cảm thấy phần nào trong công việc tại …. đối với bạn là thú vị nhất?”

 

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Source: Forbes
  1. Share to friends  

Other news

  1. 5 Steps To Assess Conflict - Step 2: Consider your approach to conflict
  2. HR Tech in APAC: A Quick Dive
  3. That 9-to-5 Job You Hate Isn't As Safe As You Think
  4. How To Stop Sabotaging Your Career
  5. Applying to Jobs? Don't Wait Until the Weekend
  6. 5 Steps To Assess Conflict - Step 5: Pick Your Option
  7. Why “Just Be Yourself” Is Dangerous Career Advice
  8. 10 High-Paying Jobs That Don't Require a College Degree
  9. 5 Steps To Assess Conflict - Step 4: Determine Your Goal
  10. The 1 Motivation Secret That Works for Everyone

Find your dream jobs