5 Cách Để Biết Văn Hóa Doanh Nghiệp Không Lành Mạnh Trước Khi Nhận Việc

Không có cách nào để biết liệu công ty đó có phù hợp với bạn hay không cho đến khi bạn đi làm, đúng chứ? Điều đó là sai. Bạn không cần phải chờ đến lúc bạn chấp nhận công việc để biết liệu bạn có đang bước vào một cơn ác mộng không. Sự nghiệp của bạn thì không phải là một trò chơi của việc được hay mất.

Có những cách nhất định để khám phá xem công ty mà bạn đang muốn làm việc thì có văn hóa không tốt trước khi bạn nhận việc không. Bạn chỉ cần sẵn lòng làm việc thật chăm chỉ. Và dưới đây là năm cách giúp bạn biết được liệu công ty có tốt hay không trước khi bạn bắt đầu ngày làm việc đầu tiên.

Đọc kỹ từng dòng

Nghe có giống bạn không? Bạn thấy một mô tả công việc cho vị trí mà bạn hứng thú, bạn đọc sơ qua mô tả và nói rằng, “Tôi có thể làm công việc này!” Tiếp đến, bạn nộp đơn xin việc, nhận lời mời phỏng vấn và phải đọc kĩ lại gấp đôi để biết về vị trí cũng như công ty mà bạn xin vào.

Nếu mà để tôi nói về bạn, thì tôi nghĩ bạn cần thay đổi ngay hôm nay. Trước khi bạn nộp đơn xin việc cho một công ty, bạn cần phải đọc kĩ từng dòng để chắc chắn vị trí và công ty đó phù hợp với cái mà bạn đang tìm kiếm. Hãy phân tích mô tả công việc, xem lại trang mạng của họ và làm một nghiên cứu để hiểu rõ hơn về những điều bạn đang tìm kiếm, và kiểu nhân viên mà công ty muốn tuyển. Lúc nào bạn cũng nên hỏi bản thân là, “ Công ty này có phù hợp với giá trị cũng như mục tiêu sự nghiệp của tôi không?”

Hỏi những câu hỏi đúng trọng điểm

Một buổi phỏng vấn thì không phải là lúc chỉ để làm vừa lòng và chứng minh với một ai đó. Mục đích của bạn nên là đặt những câu hỏi với người phỏng vấn một cách khéo léo, đồng thời cũng hãy tự tin cho họ thấy rằng bạn là lựa chọn đúng nhất cho vị trí này. Những câu hỏi hàng đầu chính là những câu hỏi mà gợi ý cho các câu trả lời mong muốn. Khi hỏi những câu hỏi mà gợi ý tinh tế về những điều bạn đang tìm cho vị trí tiếp theo của mình, nó có thể hấp dẫn người phỏng vấn để trả lời theo cách mà khiến bạn vừa lòng, ngay cả khi câu trả lời của bạn chưa chắc đúng 100%.

Nó có vẻ sẽ tốt khi hỏi, “Nhân viên có thường ra về lúc 5 giờ không?” Nhưng, người mà hỏi câu hỏi này thường sẽ nhận một câu trả lời trung thực hơn: “Việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc có được chấp nhận ở đây không? Nếu có, nó như thế nào? Bạn có thể cho tôi một ví dụ không?” Lựa chọn thứ hai cho phép người phỏng vấn thoải mái trả lời và đưa cho bạn ứng viên, thông tin bạn cần để quyết định xem bạn có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không.

Kết nối với những nhân viên

Đừng chỉ nhấn nút “kết nối” trên LinkedIn.  Hãy chân thành bắt chuyện với một ai đó làm việc tại công ty và đề nghị một cuộc nói chuyện. Việc có một cuộc tán gẫu bình thường với một nhân viên nội bộ người mà không liên quan tới những quyết định trong quá trình tuyển dụng có thể cho bạn những thông tin mà bạn chưa biết để cân nhắc xem bạn có nên làm viêc tại đây không. Bạn sẽ được học về những trải nghiệm thẳng thắn, và nếu công ty có vẻ phù hợp, bạn sẽ có được một đồng nghiệp tốt nếu bạn quyết định làm việc ở đây. Nếu việc bắt chuyện với những nhân viên hiện tại cảm thấy rất kì lạ, thì bạn có thể bắt chuyện với cựu nhân viên. Họ cũng có thể đưa cho bạn một cái nhìn bao quát và thiết thực.

Chú ý vào hành động và ngôn từ

Thông qua quá trình tuyển dụng, mục tiêu của bạn nên là lắng nghe, quan sát và chú ý. Một trong những khách hàng của tôi gần đây có buổi phỏng vấn với một công ty nổi tiếng. Trong suốt buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã nói với cô ấy rằng một bạn ở vị trí tương tự đã nghỉ việc do việc thay đổi liên tục và đề cập đến việc trung thực về điều đó. Khách hàng của tôi đã khôn ngoan coi đó như một lời cảnh báo và tự động rút ra khỏi quá trình tuyển dụng. Vài tuần sau, cô ấy đọc được những tin tức không hay về công ty và rất vui vì cô ấy đã chọn cách từ chối cơ hội đó.

Khách hàng của tôi đã may mắn, nhưng thỉnh thoảng những nhà tuyển dụng thì không minh bạch cho lắm. Thay vì chỉ lắng nghe từng chữ, bạn cũng nên quan sát ngôn ngữ thân thể và hành động của họ, đặc biệt là trong suốt buổi phỏng vấn và cuộc trò chuyện. Việc này có thể cho bạn một cái nhìn sâu sắc để xác định bạn có đang bước vào một môi trường làm việc không tốt hay không.

Đừng mất kiên nhẫn

Khi bạn đang tìm kiếm một công việc mới, nó thật sự rất thu hút để trải nghiệm mọi công ty mà bạn hứng thú, cụ thể là khi không có quá nhiều lời mời được gửi tới bạn. Nhưng, lúc mà bạn khao khát để có một công việc mới, bạn sẽ rất có khả năng bỏ lỡ hoặc lơ là những lời cảnh báo, và bạn dành ít thời gian hơn để quyết định xem liệu cơ hội này có phù hợp nhất với bạn không. Khi mà cả bạn lẫn doanh nghiệp đều quá mong muốn để thấy bạn làm việc tại công ty, đó là một dấu hiệu tốt để giúp bạn thấy rằng bạn đang chuyển đổi tới một môi trường không mấy tốt lắm. Thực hiện phương pháp thư giãn khi điều hướng tìm kiếm công việc của bạn, bạn sẽ thấy tốt hơn và ít phải lặp lại việc tìm kiếm công việc quá sớm.

Thêm năm điều này vào chiến lược tìm kiếm công việc của bạn và bạn sẽ nâng cao cơ hội để làm việc tại công mà bạn tự tin để nói rằng bạn đang làm việc cho họ.

 

Source: Forbes
  1. Share to friends  

Other news

  1. Don't Believe These 5 Dangerous Myths About Job Interviews
  2. 3 Things You Need To Know About A March Job Search
  3. What to Wear to an Interview for College Women
  4. 10 Sentences You Should Tell Yourself When Facing Huge Challenges
  5. Got A Bad Boss? How To Handle Your Career
  6. We Are In One Of The Best Times Of The Year To Find A New Job
  7. 7 Easy-to-Miss Milestones That Indicate You're On Track to Becoming Successful
  8. 15 Essential Books To Read Before Starting In Real Estate
  9. 7 Lies You Tell Yourself That Keep You From Succeeding
  10. The Key To Carrying Out A Productive And Effective Job Search

Find your dream jobs