5 sai lầm phổ biến nhất các thực tập sinh thường mắc phải

Điều sinh viên tiếc nuối nhất sau khi ra trường là không tích lũy đủ kinh nghiệm cần có. Hơn một nửa sinh viên tốt nghiệp đã cảm thấy điều này (nghiên cứu của Pew Research Center vào tháng 2 năm 2014)

Rất nhiều cơ hội thực tập đang chờ đợi, không có con đường nào để thử nghiệm xem liệu nghề này có phù hợp với bạn không ngoài việc chấp nhận dành ra một khoảng thời gian để thực tập, tiếp xúc và trải nghiệm nó. Nếu không cẩn thận, bạn có thể phạm sai lầm đáng tiếc. Dưới đây là vài điều mà bạn có thể mắc phải khi thực tập:

1. Không giữ mối quan hệ với đồng nghiệp cũ

Thực tập kết thúc, bạn hãy gửi lời cám ơn để thể hiện sự chân thành và trân trọng thời gian làm việc chung ngay cả khi bạn chỉ thực tập trong thời gian ngắn. Cố gắng giữ liên lạc với sếp và mọi người trong nhóm, để khi bạn cần lời chứng nhận cho các việc đã làm, bạn sẽ không phải lúng túng nhờ sự giúp đỡ từ họ.

Một lời giới thiệu tốt có thể quyết định việc bạn có tiếp tục trong cuộc đua này hay không. Thực tế, đến 21%ứng viên bị loại sau khi nhà tuyển dụng liên lạc với người chứng nhận của họ (theo khảo sát của Office Team vào tháng 7 năm 2014)

2. Không nỗ lực với công việc

Đồng nghiệp của bạn không bị mù, họ có thể nhận ra khi bạn bước vào công ty với thái độ tiêu cực hoặc với kiểu “Tôi không muốn ở đây”.

Một trong những điều đáng tiếc nhất cho kì thực tập của bạn là không nỗ lực hết sức với công việc. Mỗi khi bạn chán nản với việc nhập liệu, mỗi khi bạn không chủ động hoàn thành thêm các công việc ngoài bổn phận của bạn và mỗi khi bạn đi trễ 10 phút vì phải đi làm – bạn sẽ tiếc nuối tất cả những điều này. Bạn sẽ ước gì mình tận tâm hơn một chút, có thái độ tích cực hơn, và quan trọng hơn hết, vững vàng hơn với những lời nhận xét của người giám sát công việc.

3. Đánh giá thấp năng lực cá nhân

Tự giới hạn khả năng của bản thân trong các việc vặt ở công ty, nghĩ bản thân mình thiếu kinh nghiệm để làm những việc khác. Hãy ngưng việc đi mua cà phê cho mọi người, trốn ở một góc cả ngày,… tưởng tượng và cư xử như bạn là một thành viên quan trọng của công ty.

Hãy nhớ rằng, thái độ của bạn quyết định việc người khác đối xử với bạn như thế nào. Nếu bạn tự xem mình chỉ là một người chạy việc vặt trong công ty, bạn sẽ là người như thế. Nếu bạn nghĩ mình là một người có năng lực, có suy nghĩ sáng tạo với nhiều ý tưởng mới lạ, bạn sẽ cảm thấy mình như vậy, bạn có giá trị hơn, cống hiến nhiều hơn và thời gian thực tập sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ.

4. Từ chối tham gia vào các sự kiện của công ty

Trong thời gian thực tập, bạn có thể nhận được vài lời mời tham dự các chương trình từ thiện, triển lãm hoặc các cuộc gặp mặt của nhân viên. Mặc dù các sự kiện này có thể không có trong lịch làm việc nhưng bạn nên dành chút thời gian để có thể bắt kịp các xu hướng mới trong công ty và mở rộng thêm các mối quan hệ.

Trung bình, 16% thực tập sinh được nhận vào đã có mối quan hệ trước đó với các nhân viên của công ty (khảo sát tháng 3 năm 2015 của LinkedIn). Tham dự các sự kiện thế này có thể là nơi giúp bạn tìm được công việc tương lai.

5. Thiếu cân nhắc khi quyết định lựa chọn giữa các cơ hội thực tập

Sinh viên ngày nay có nhiều cơ hội thực tập hơn bao giờ hết. Nếu bạn tự giới hạn bản thân trong các công việc gần nhà hoặc yêu cầu công việc quá thấp, bạn sẽ bỏ lỡ mất những cơ hội đáng giá hơn để phát triển bản thân.

Bạn có thể thực tập ở nước ngoài để luyện tập các kĩ năng mềm và khả năng thích ứng với một nền văn hóa mới. Bạn cũng có thể lựa chọn các công việc có thể làm từ xa, như thế bạn có cơ hội thử thách khả năng quản lý thời gian, công việc và khả năng tự lên động lực cho bản thân.

Có rất nhiều cơ hội khi bạn là thực tập sinh, nhưng những gì bạn gặt hái được lại phụ thuôc vào chính bạn và sự lựa chọn của bạn. Cho dù bạn có không thích hoặc hứng thú với công việc hiện tại như thế nào, hãy nghĩ về tương lai. Quyết định thực tập ở đâu có thể giúp bạn tiếp cận với công việc bạn mơ ước hoặc bạn có thể ra đi trong nuối tiếc.

Source: ybox.vn
  1. Share to friends  

Other news

  1. Làm sao để sống thoải mái với thu nhập 6 triệu đồng/tháng?
  2. 7 ways to save yourself when you're drowning in work
  3. 7 steps that will help you decide whether or not to quit your job
  4. Câu chuyện bầy khỉ và bài học kinh doanh
  5. Should you tell interviewers the truth - or what they want to hear?
  6. "Ước gì được nấy"
  7. Tâm
  8. 10 điều ít biết về loại kẹo bán chạy nhất thế giới
  9. How to introduce yourself in a way that'll make people care who you are
  10. Giọng nói như thế nào thì dễ thành công?

Find your dream jobs