Khi nào là thời điểm thích hợp để chuyển việc? Chúng ta thường có xu hướng thích làm những công việc nhàn hạ, gắn bó với những đồng nghiệp và khách hàng cũ. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, nhưng vô hình chung bản thân bạn sẽ đánh mất đi động lực để phấn đấu. Và trước khi kịp nhận ra điều đó, bạn đã trở thành kiểu nhân viên mà mọi người đều muốn tránh. Dưới đây là cách để giúp bạn có thể kịp nhận ra điều đó. Nếu thấy bản thân mình có một trong những dấu hiệu dưới đây thì đã đến lúc bạn phải bắt đầu tìm kiếm một thử thách mới.
1. Bạn luôn phàn nàn về công việc khi trò chuyện với đồng nghiệp
Trước đây khi bạn mới vào làm trong công ty và còn nhiều nhiệt huyết, bạn thích tìm hiểu các đồng nghiệp, trò chuyện với họ về công việc cũng như cuộc sống sau giờ làm. Nhưng giờ đây, bạn hiếm khi nói chuyện với họ. Nếu có, đó cũng chỉ là những lòi phàn nàn về công việc, người quản lí hoặc một khách hàng nào đó khiến cho bạn khó chịu.
2. Những người mới được thăng chức trước bạn
Hãy nhìn vào những người cấp cao hơn bạn. Họ có gia nhập công ty sau bạn không? Nếu có, rõ ràng bạn đang dậm chân tại chỗ. Những gì bạn thể hiện chưa đúng với khả năng của bạn hoặc cấp trên không đánh giá cao nỗ lực của bạn.
3. Bạn không thể nhớ được lần cuối cùng bạn học được một thứ gì đó hữu ích từ công việc là khi nào
Nếu không có những thử thách, bạn không thể làm mới bản thân mình cũng như giữ được nhiệt huyết trong công việc. Dù bạn làm bất cứ việc gì, trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu không học được gì hữu ích thì hãy tìm công việc khác.
4. Bạn không thể nhớ được lần cuối cùng có ai đó nói với bạn rằng bạn đang có một công việc tốt
Bất cứ sản phẩm hay dịch vụ tốt nào đều nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Nếu bạn không nhận được đánh giá gì thì rõ ràng công việc của bạn đang có vấn đề. Có thể đó không phải là một công việc tồi tệ, nhưng bạn có thể đạt được nhiều thứ tốt hơn ở nơi khác.
5. Bạn không có hứng thú với những công việc của sếp
Lúc phỏng vấn xin việc, khi người quản lý hỏi bạn: “Bạn muốn mình làm gì sau 3 năm nữa?” Câu trả lời đó là: “Làm công việc của bạn”. Điều này sẽ thuyết phục người quản lý rằng bạn là một người năng nổ và đầy tham vọng. Vậy hãy tự hỏi lại câu hỏi ấy. Nếu bạn không còn chút hứng thú nào với vị trí của sếp thì rõ ràng là bạn không còn quan tâm đến công việc của mình nữa.
6. Bạn không còn tập trung trong những cuộc họp
Hãy để ý xem những cuộc họp gần đây bạn tham gia như thế nào. Nếu bạn nhận ra rằng trước đây bạn nắm rõ tất cả nội dung cuộc họp còn bây giờ thì không. Thay vào đó, bạn lại nghĩ về những thứ như: “Trưa nay mình sẽ ăn gì?” thì đã đến lúc bạn làm mới hồ sơ cá nhân của mình.
7. Bạn mệt mỏi và căng thẳng cả ngày chủ nhật chỉ vì việc phải đi làm vào sáng thứ hai
Hãy nhớ lại khi bạn vừa được nhận vào công ty làm. Cảm giác của bạn ra sao khi bạn hoàn thành công việc được giao. Lúc đó bạn nghĩ về tương lai như thế nào? Còn bây giờ, nếu như lúc nào suy nghĩ về 8 giờ làm việc của ngày tiếp theo cũng nặng trĩu trong lòng bạn. Bạn mất hết cảm hứng khi phải đối diện với những thứ đã quá quen thuộc: đồng nghiệp, khách hàng, công việc, địa điểm…Có hàng trăm, hàng nghìn công việc tuyệt vời ở ngoài kia đang chờ bạn, hãy mạnh dạn thay đổi, tìm kiếm công việc mơ ước của bạn ngay hôm nay.