7 điểm khác biệt ở những người thành công trong sự nghiệp

Đây là một sự thật đã được chứng minh: Hầu hết mọi người đều ở dưới mức trung bình. Do đó để bước vào nhóm những người dẫn đầu, bạn sẽ tốn ít thời gian hơn bạn nghĩ.

Những ai có năng lực kém cỏi thường là đối tượng của sự diễu cợt. Tuy nhiên nếu làm việc đủ lâu bạn sẽ nhận ra rằng: Hầu hết mọi người đều dưới mức trung bình. Dù không có ý xúc phạm nhưng đây là sự thật đã được chứng minh. Bạn hiếm nhận ra điều này bởi những người xuất sắc ở bất kỳ nhóm nào cũng có thể làm cho mức trung bình bị hiểu sai, vì hẳn là “chả một ai lại hoàn toàn vô dụng”. Tuy nhiên, đừng lấy đó làm bi quan, nếu hầu hết mọi người ở dưới mức trung bình thì sẽ càng có nhiều cơ hội cho bạn để cải thiện khả năng của bản thân thông qua nỗ lực rèn luyện không ngừng.

Thế nhưng, vì sao vẫn rất ít người thành công? Bởi có lẽ hầu hết chúng ta đều bỏ cuộc trước khi bắt đầu thực hiện. Do đó, trong bài viết này chúng tôi xin được giới thiệu những yếu tố tiên quyết giúp một số ít  người đạt được thành công một cách đáng kinh ngạc:

Đạt đến độ thành thạo.

Tất cả những yếu tố thành công được nêu ra trong bài viết này đều xuất phát từ quan điểm đầu tiên và cũng là quan trọng nhất: Đạt đến độ thành thạo. Bạn không cần phải là chuyên gia số một trong lĩnh vực của mình khi bạn mới bắt đầu, nhưng ít nhất bạn phải hiểu con đường mình đang dấn thân vào.

Vì vậy nếu bạn muốn trở thành một thủy thủ ưu tú, bạn phải học cách chèo lái cơ bản; nếu bạn muốn trở thành một nhà tiếp thị tài ba, bạn phải học về tiếp thị cơ bản. Đừng chỉ tự gọi mình là “guru” (chuyên gia); thay vào đó, hãy bắt đầu bằng cách đặt mình vào công việc khó khăn và học những điều cơ bản về lĩnh vực bạn quan tâm.

Nghĩ về tương lai.

Có một điểm chung đó là những nhà lãnh đạo tuyệt vời đều nhìn tương lai rất khác so với đại đa số chúng ta. Điều này rất đáng học tập đặc biệt đối với những ai muốn đạt được thành công nhất định trong sự nghiệp của mình. Vì một lý do rất dơn giản: Khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều nếu bạn biết rõ mục tiêu tương lai của bạn  là gì.

Một đồng nghiệp thành công của tôi đưa ra một lời khuyên đơn giản cho các sinh viên đại học: vạch ra lộ trình cho sự nghiệp của bạn bằng việc tìm hồ sơ LinkedIn của những người bạn muốn mình sẽ trở thành trong tương lai, sau đó quay trở lại lập kế hoạch cho riêng mình.

Đặt ra mục tiêu đáng để phấn đấu.

Thật ngạc nhiên là nhiều người không nghĩ kỹ liệu mục tiêu họ theo đuổi có đáng với những nỗ lực họ bỏ ra. Họ chấp nhận theo mong ước của người khác – một nghề mà những người khác đã chọn cho họ hoặc cuộc sống mà người khác tạo cho họ. Họ thấy khó để thành công, và họ không hài lòng ngay cả khi đã đạt được mục tiêu, nhưng họ không giải thích được vì sao.

Như một nhà hiền triết từng nói rằng, “Tốt hơn là nên ở dưới cái thang bạn muốn leo lên còn hơn leo nửa chừng cái thang mà bạn không muốn.”

Đòn bẩy công nghệ.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà công nghệ tiến bộ vượt bậc hơn bao giờ hết. Do đó, đây cũng là thời đại mà những người bình thường có thể vượt lên trên đối thủ của họ chỉ đơn giản bằng cách áp dụng những công nghệ mới sớm hơn người khác một bước.

Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải tạo ra một bước đột phá trong công nghệ. Có thể lấy ví dụ từ nhà bán lẻ trang sức trực tuyến Blue Nile có nguồn gốc từ một cửa hàng Seattle đã trở thành một trong những người đầu tiên xây dựng website bán lẻ trang sức. Hãy thử nghĩ về việc áp dụng công cụ tổ chức mới vào công việc của mình, và đề xuất lên ban lãnh đạo,để xem điều gì sẽ xảy ra?

Đặt người khác lên trước.

Có rất nhiều người ích kỷ mà họ vẫn tuyệt vời, vì thế mặc dù “không ích kỷ” là đức tính tốt, nhưng đó không phải là điều chúng ta bàn đến ở đây. Thay vào đó, chúng ta hãy thử hình dung mong muốn được người khác đối xử với mình như thế nào trong tương lai rồi sau đó tìm cách để đạt được sự đối xử đó.

Hãy thử đặt câu hỏi như khi tiếp xúc với mọi người, bạn có muốn họ thích bạn hơn? Bạn có muốn họ mua sản phẩm của bạn? Bạn có muốn họ kể với người khác về dịch vụ của bạn? Hãy hình dung ra kết quả mong muốn rồi tìm câu trả lời và thực hiện.

Đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng, và mong họ đáp lại.

Nếu bạn thấy lời khuyên số 5 có vẻ hơi “toan tính” , thì lời khuyên số 6 này luôn đúng trong mọi trường hợp: Đối xử với người khác bằng một thái độ tôn trọng. Để thành công, dù là điều lớn lao hay nhỏ nhặt bạn vẫn cần đến sự hỗ trợ của nhiều người, do đó bạn không thể mong ai giúp đỡ mình nếu bạn không đối xử tốt với họ.

Nhưng trước khi đối xử với ai đó tôn trọng hãy nhớ rằng: Rất khó để thực sự đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng nếu bạn không tôn trọng chính bản thân mình trước tiên– điều này thậm chí còn khó thực hiện hơn việc tỏ ra khúm núm hoặc gian xảo. Vì vậy, hãy tự tin và thể hiện rằng bạn cũng mong muốn được đối xử tôn trọng.

Trân trọng sự trung thực và minh bạch.

Bạn không cần phải chia sẻ tất cả bí mật thầm kín nhất của mình, nhưng tính trung thực, thẳng thắn là cách cư xử đúng đắn trong mọi trường hợp. Chúng ta thường có nhu cầu khai thác thông tin về cách một người đưa ra quyết định bởi chúng ta sợ rằng cách của chúng ta sẽ khác họ và làm họ thất vọng, hay thậm chí sợ rằng họ sẽ đạt được thành công lớn hơn chúng ta.

Vượt qua sự sợ hãi này bằng tính trung thực và thẳng thắn. Chút rủi ro mà bạn cảm thấy sẽ không đáng gì so với những điều bạn nhận lại từ mọi người và những lợi ích không ngờ đến.

 

Source: ybox.vn
  1. Share to friends  

Other news

  1. 7 ways to start building your leadership skills today (no matter where you are on the ladder)
  2. How to recover from a huge, huge mistake at work
  3. Người Mỹ kinh doanh, người Việt làm ăn
  4. 4 reasons you shouldn't feel guilty about being a "Quitter"
  5. Làm việc hiệu quả với sếp nước ngoài
  6. Nail the answer to "why do you want this job?" using this super easy formula
  7. 9 phrases that make you sound less experienced than you are
  8. 8 cách quản lý thời gian hiệu quả
  9. 4 "compliments" interviewers give - and what they really mean
  10. 3 câu chuyện phải chuẩn bị kỹ trước bất kỳ cuộc phỏng vấn nào

Find your dream jobs