Việc trả lời phỏng vấn tuyển dụng, ở một góc độ nào đó, cũng giống như hoạt động của những nhà kinh doanh. Dù đó có là bậc thầy trong lĩnh vực, họ thi thoảng vẫn gặp phải những trở ngại (dù có đoán trước được hoặc không ngờ tới) trong mỗi lần giao dịch.
Nguyên nhân chính thường là từ những nỗi lo lắng, e ngại của
khách hàng. Trong những tình huống đó, cách ứng xử của họ như thế
nào? Bạn có thể học được gì cho tình huống phỏng vấn của
mình?
Câu trả lời là là thay vì tăng thêm nỗi lo lắng cho người mua, hãy
điều tiết chúng lại.
Khi bạn phải đối diện với một câu hỏi khó
Hãy tỏ ra hoàn toàn chân thành, cởi mở và thẳng thắn chấp nhận khiếm khuyết (cho thấy rằng bạn không có gì phải giấu giếm sẽ làm giảm bớt nỗi lo lắng của khách hàng).
Đừng xin lỗi hoặc cố gắng giải thích lý do. Nếu bạn muốn người phỏng vấn không tập trung nhiều, và có thái độ e ngại với những sơ sót, khiếm khuyết hay một hạn chế nào đó của bạn, thì chính bản thân bạn phải thấy rằng đó là một điều không quá quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bạn.
Thêm vào đó, bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy rõ chí cầu tiến của bạn, rằng dù cho bằng cấp của bạn có cao đến đâu thì bạn vẫn phải nỗ lực làm việc như thế nào để bù đắp những thiếu sót trong công việc, và với bạn, việc thay đổi để thành công hơn là việc luôn cần thiết.
Bạn thậm chí có thể đưa ra ví dụ cụ thể, mà trong đó bằng những cố gắng không ngừng nghỉ để hoàn thiện bản thân, bạn đã tỏ ra vượt trội như thế nào so với những người có chung trình độ như bạn.
Để tránh những câu hỏi khó
Đương nhiên cách tốt nhất để giải quyết những câu hỏi khó dạng này là tránh để bị người phỏng vấn có cơ hội hỏi ngay từ đầu. Để làm được điều này, hãy theo sát chiến lược chính chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn ở câu hỏi thứ nhất, nghĩa là hãy trình bày cho nhà tuyển dụng thấy rằng những bằng cấp, kinh nghiệm của bạn phù hợp đến mức nào với những yêu cầu của họ.