Dùng Lời Nói Chinh Phục Thế Gian, Nhớ Lấy Quy Tắc "4 Không 2 Có" Để Trở Thành Người Có Tầm Ảnh Hưởng

Người xưa đã dạy "Làm việc không thể tùy tâm, nói chuyện không thể tùy miệng" là chẳng bao giờ sai, áp dụng đúng nhất là cho lời ăn tiếng nói mỗi ngày.

 

Những người không giỏi giao tiếp vô hình chung thường dễ gây mất lòng người xung quanh. Không phải do năng lực của họ yếu kém hay có khuyết điểm về mặt đạo đức mà nguyên nhân đến từ chính những thói quen nằm trong nghệ thuật ứng xử và lời ăn tiếng nói thường ngày. Trong số đó, có bốn đặc điểm chung được khuyến cáo rằng, những người có EQ thấp nên chú ý để tránh xa:

1. Không nên sử dụng ngữ khí hoài nghi

Trong khi trao đổi nói chuyện, những câu như "Có thật không?", "Chuyện này có thể xảy ra thật à?"... thường mang đậm ngữ điệu hoài nghi, đồng thời cũng bao hàm một phần ý phủ định trong đó, thể hiện bản thân không có lòng tin tưởng với người đối diện cho nên mới hoài nghi những lời người ta vừa nói.

Khi sự hoài nghi này được lặp lại không ngừng trong cuộc trò chuyện, những người hay để ý và tương đối nhạy cảm dễ nảy sinh hiềm khích, khiến khoảng cách của mối quan hệ dần trở nên xa lạ, khó gần.

2. Không nên nói chuyện bằng chữ khí chất vấn

So với thể hiện sự hoài nghi thì giọng điệu chất vấn lại càng bộc lộ sự phủ định mạnh mẽ hơn hẳn, đồng thời bao hàm trong đó sự khó chịu, bất mãn và một chút trách cứ. 

Lấy ví dụ một số câu như là "Không phải chuyện này tôi đã nói từ trước rồi à?", "Tại sao lại không nghe lời tôi nói chứ?", hoặc là "Tại sao chuyện đơn giản thế này mà cũng không làm được?" Tuy không nói ra trực tiếp nhưng vẫn khiến đối phương cảm nhận được ý nghĩa bên trong chính là: Những lời tôi nói mới đúng, những gì cậu làm đều là sai.

Chính vì lẽ đó mà tạo ra cho đối phương cảm giác bị miệt thị và khinh thường. Đây cũng là căn bệnh chung của những người có trí tuệ cảm xúc tương đối thấp vì thói quen nói chuyện tự lấy mình làm trung tâm, không biết cách suy nghĩ cảm giác của người khác.

3. Không nên nói chuyện bằng giọng điệu bất cần

Rất nhiều cặp vợ chồng cãi nhau quá nhiều, sau đó cảm thấy không buồn giải thích với đối phương nữa và hay nói: "Thích nghĩ thế nào thì tùy".

Chỉnh giọng điệu bất cần này sẽ khiến cho người nghe cảm thấy mình không được tôn trọng, những cảm xúc của mình không được quan tâm. Do đó, sự tức giận và bực bội trong lòng ngày càng lớn hơn, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng nói riêng và mọi mối quan hệ khác nói chung bắt đầu xuất hiện những vết rạn nứt.

Giao tiếp vốn là một quá trình cần sự nỗ lực của cả hai bên để có thể thấu hiểu nhau hơn. Nhưng nếu trong khi đối thoại, một bên sử dụng giọng điệu bất cần, ra sao cũng được chính là thể hiện tín hiệu không muốn thấu hiểu và lắng nghe đối phương nói nữa. Đó là điều tối kị nhất trong việc xây dựng những mối quan hệ quan trọng.

4. Không nên nói chuyện bằng giọng điệu ra lệnh cho người khác

Chắc chắn tất cả mọi người nếu không thích cảm giác bị áp đặt, bị người khác đưa ra mệnh lệnh bắt mình phải phục tùng. Lấy ví dụ như khi có ai đó nói với bạn: "Mang số giấy tờ đấy lại cho tôi", bản thân chúng ta là người nghe sẽ cảm thấy mình không nhận được một chút tôn trọng nào trong lời nói đó. Dù ít hoặc nhiều, cảm giác bí bách, ức chế vẫn sẽ nảy sinh.

Ngược lại, cùng một mục đích đó, những người khôn ngoan trong giao tiếp và ứng xử có thể nhẹ nhàng hỏi: "Cậu có rảnh không, làm ơn lấy dùm mình chỗ giấy tờ kia nhé." Cách nói mang hàm ý trưng cầu ý kiến của người nghe khiến ai cũng dễ dàng tiếp nhận hơn hẳn. Vì lẽ đó, người xưa mới có câu nói: "Làm việc không thể tùy tâm, nói chuyện không thể tùy miệng".

Để nâng cao khả năng giao tiếp của mình, chúng ta nên lưu ý hai điểm sau:

1. Nên kết hợp lời ăn tiếng nói với những câu khen ngợi thật lòng

Bất cứ ai khi nhận được sự khen ngợi, tán dương về một khía cạnh nào đó đều không thể ngăn được cảm giác tự hào và vui vẻ nảy sinh trong lòng. Dù họ có thể hiện ra ngoài qua cảm xúc hay hành động hay không thì những lời khen ngợi vẫn đem tới ảnh hưởng tích cực cho tâm trạng và mối quan hệ hai bên. Do đó, những người có EQ cao Luôn chú ý tìm cách khen ngợi đối phương mà không tạo cảm giác giả tạo, thảo mai.

2. Nói chuyện thêm phần uyển chuyển

Trong thời đại bây giờ, khi thẳng thắn thường bị lệch lạc trở thành vô duyên thì cách chúng ta nên chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói sao cho uyển chuyển và tinh tế. Một người có năng lực giao tiếp giỏi sẽ khiến cho những người xung quanh cảm thấy thoải mái hơn. Cho dù ý nghĩa trong đó tốt hay xấu, khi được thể hiện bằng phương pháp mà người nghe cảm thấy thoải mái thì họ mới dễ dàng tiếp thu hơn. Chúng ta vừa có thể biểu đạt chính xác suy nghĩ của mình, vừa có thể giữ gìn mối quan hệ đôi bên một cách lâu dài.

Giao tiếp là một môn học vấn mà chúng ta có thể dành cả đời để nghiên cứu cũng chưa tốt nghiệp nổi. Do đó, không ngừng rèn luyện và chú ý để tâm, chúng ta mới có thể không ngừng tiến bộ hơn, nâng cao EQ của bản thân, tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người xung quanh và lan tỏa sức ảnh hưởng lời nói của mình.

 

Source: Cafef
  1. Share to friends  

Other news

  1. Signs the Job You're Applying for Will Be a Nightmare
  2. These 5 Body Language Secrets Could Put You on the Road to a Million Dollars
  3. 7 Things Everyone Should Do While They’re In College That Can Help Them In The Future
  4. 5 Tips to a Better Work-Life Balance
  5. Million Dollar Listing Star Ryan Serhant’s Tips for Building an Attention-Grabbing Personal Brand
  6. 5 Easy Ways To Impress Hiring Managers During The Interview Process
  7. Top 7 Qualities of a Successful Team
  8. 7 Leader Mistakes That Make Everyone Miserable
  9. Developing a Successful Internship Program
  10. Avoid the Top 10 Interview Mistakes

Find your dream jobs