Không Giành Được Nhiều Lợi Thế Nhưng Tôi Vẫn Thành Công Trong Cuộc Đàm Phán. Vì Sao Thế?

Khả năng đàm phán tốt không phải ai sở hữu được. Ví dụ trong các tình huống như bạn đi tìm việc trong tình hình thị trường lao động đang xuống dốc mùa đại dịch. Bạn đang tìm mua những mặt hàng thiết yếu đang bị thiếu, hoặc bạn đang đàm phán để được giảm tiền thuê nhà trong tình trạng hỗn loạn toàn cầu. Trong mỗi trường hợp này, rõ ràng bạn đang đàm phán với ít lợi thế hơn so với bên kia, bạn phải chấp nhận bất cứ lời đề nghị nào họ đưa ra cho bạn.

Theo các chuyên gia trong cuộc thảo luận hữu ích nghiên cứu về đàm phán quyền lực thấp ở trường kinh doanh châu Âu Insead, họ chia sẻ một số chiến lược có thể giúp thỏa thuận tốt hơn cho dù bạn không có lợi thế hơn so với bên kia đàm phán.

1. Hãy tưởng tượng một đề nghị khác 

Với một cuộc đua bệnh dịch hạch trên toàn thế giới, rất nhiều người trong chúng ta đang thiếu những lựa chọn tốt vào lúc này. Trong thực tế, bạn không nhận được lời mời nhận việc hoặc nhà cung cấp thay thế. Nhưng trong tưởng tượng bạn hoàn toàn có thể. Hãy hình dung một sự thay thế khác có thể củng cố khả năng đàm phán của bạn. 

Một nhóm các giáo sư Insead yêu cầu các đối tượng nghiên cứu tham gia các cuộc phỏng vấn MBA giả tưởng để đưa ra một đề nghị thay thế hấp dẫn khác, họ đã đưa ra "tham vọng hơn và cải thiện kết quả của họ so với các cá nhân vừa xuất hiện", báo cáo của Insead. 

Vì vậy, trước khi bạn đi vào một cuộc đàm phán hoặc một cuộc phỏng vấn xin việc, hãy dành một chút thời gian để tưởng tượng một kịch bản tích cực khác. Đây là một sự tưởng tượng hư cấu, nhưng nghiên cứu cho thấy nó sẽ củng cố quyết tâm trong thế giới thực của bạn. 

2. Thông tin chính là sức mạnh

Thông tin chính là sức mạnh. Bạn càng biết nhiều thông tin về vị trí của người bạn đàm phán, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội hơn để thắng cuộc đàm phán ấy.

Trong phỏng vấn xin việc, bạn phải tìm hiểu kỹ những thách thức mà công ty đang phải đối mặt để bạn có thông tin, phân tích và trình bày về những phương án bạn sẽ đóng góp để giải quyết những thách thức ấy. 

Nếu bạn đang đàm phán với khách hàng hoặc đối tác kinh doanh, bạn càng biết nhiều về điểm đau và mục tiêu của họ, bạn càng dễ thuyết phục họ để đạt được mục tiêu của mình. 

3. Đừng ngại ngùng khi tận dụng mối quan hệ của bạn

Hầu như mọi người đều cảm thấy ngại ngùng khi tận dụng các mối quan hệ của mình để phục vụ cho kết quả cuối cùng của một cuộc đàm phán. Đây không phải là lúc để bạn quan tâm đến những việc như thế. Vì vậy, nếu bạn có quan hệ tốt với ai đó người mà có thể có sức ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của bạn, đừng ngại yêu cầu họ giúp đỡ nhé! 

Với lời chia sẻ ba bước phía trên, Findjobs tin rằng bạn có đủ những thứ cần thiết để cuộc đàm phán của bạn diễn ra thành công. Những người nắm đằng cán của cuộc đàm phán họ thường tự nghĩ rằng mình có lợi thế hơn so với bên kia. Vì thế, họ có thể trở nên cẩu thả, đưa ra nhiều chi tiết hơn về các vấn đề và hạn chế của họ và bạn có thể sử dụng đó làm lợi thế cho chính mình 

"Khi đối mặt với một đối tác nắm nhiều lợi thế hơn bạn, bạn phải biết chiến lược của mình, bám sát kế hoạch, nếu bị đe dọa, đừng bao giờ trả đũa họ bằng một mối đe dọa ", chuyên gia đàm phán Jeff Weiss nói với Insead.

 

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Source: Inc.
  1. Share to friends  

Other news

  1. Your Options For Handling Conflict (Part 3): Do Nothing
  2. 3 Ways To Spot A Bad Boss In An Interview
  3. Does Your Boss Really Care About Your Happiness?
  4. How to Handle a Salary Counteroffer
  5. Your Options For Handling Conflict (Part 2): Address It Indirectly
  6. How to Build a Brand Story That Buyers Emotionally Connect With
  7. What Women Really Want From Their Employers
  8. Older Workers Must Be Proactive About Their Future
  9. Your Options For Handling Conflict (Part 1): Address It Directly
  10. Tips for Using Original Research to Achieve Better Search Results

Find your dream jobs