Liệu chứng nhận có giúp bạn có được một công việc tốt hơn?

 

Là một người mới đang tìm kinh nghiệm làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đã nghe rằng đạt được những chứng nhận nhất định có thể giúp bạn có được một công việc. Tuy nhiên, những bài kiểm tra này rất tốn kém và tốn thời gian và một vài người nhận xét rằng những chứng nhận này chẳng giúp gì cho họ trong việc có được công việc mơ ước. Vậy nó có xứng đáng cho bạn thử không?

 

Những chứng nhận cần thiết và không cần thiết

Để trả lời câu hỏi trên, đầu tiên bạn phải xác định rằng chứng nhận có cần thiết hay không. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm công việc lái xe tải và sẽ lái một chiếc xe bán tải, bạn phải có bằng lái xe thương mại (CDL). Không có cách nào bạn tìm được công việc nếu không có bằng lái đó. Cũng giống như vậy, một y tá cấp đầu vào (entry-level) phải vượt qua bài kiểm tra NCLEX, một kế toán viên phải có chứng nhận CPA và người môi giới nhà đất thì phải vượt qua kỳ kiểm tra để có giấy phép để hành nghề.

Tuy nhiên, những chứng nhận khác thì được khuyến khích hơn là bắt buộc cho một số công việc. Ví dụ, nếu bạn là một nhà thiết kế website đang ứng tuyển cho vị trí cấp cao ở một công ty thiết kế, bạn nên cân nhắc có Chứng nhận về HTML từ WC3. Nó không thực sự bắt buộc cho công việc của bạn nhưng bạn có thể chứng tỏ bản thân là một ứng viên vượt trội với chứng nhận này trong tay.

Hoặc có trường hợp nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm bạn có những chứng nhận gì và họ sẽ chỉ quan tâm đến lý lịch của bạn. Khi mà nó trở thành những chứng nhận không bắt buộc nhưng được khuyến khích, bạn cần cân nhắc thời gian và chi phí để đạt được và quyết định rằng nó có xứng đáng hay không.


 

Chứng nhận không có giá trị bằng nhau

Bạn cũng nên hiểu rằng chứng nhận khác nhau có giá trị khác nhau. Rõ ràng những chứng nhận bắt buộc sẽ rất quan trọng. Những chứng nhận khác thì nên được xem xét dựa trên giá trị của chúng.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể chắc rằng chứng nhận sẽ có giá trị hơn trong mắt nhà tuyển dụng dựa trên độ tin cậy của cơ quan phát hành. Chứng nhận từ những trường đại học được công nhận sẽ có giá trị hơn nhiều so với những trường cao đẳng kém tiếng, và chi phí và thời gian để hoàn thành chúng cũng sẽ thể hiện điều đó.

Thường thì những chứng nhận có giá trị nhất là những chứng nhận cấp cao, với lĩnh vực/vị trí cụ thể. Trong lĩnh vực IT, ví dụ, chứng nhận Chuyên gia Quản lý Dự án (PMP) và Chuyên gia Kiểm định Hệ thống thông tin (CISA) có giá trị cao hơn chứng nhận A+. Điều đó không có nghĩa là những bài kiểm tra thấp hơn nên được loại bỏ, vì chúng có thể có giá trị cho những vị trí đầu vào (entry-level). Chỉ là nên biết rằng các nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng hơn với những việc cao cấp hơn.

Hơn nữa, hãy cân nhắc giá trị của chứng nhận đối với bạ. Khi bạn được yêu cầu phải học hỏi những công cụ mới, học những kỹ năng khó và diễn tả những kiến thức bạn học được để vượt qua, bạn sẽ nhận được nhiều hơn là ở những nơi mà bạn chỉ đơn giản học và làm bài kiểm tra. Thậm chí khi chứng nhận đó không cần thiết, bạn có thể nhận thấy rằng những gì bạn học hoàn toàn đáng giá mặc dù tốn bao nhiêu chi phí và thời gian.

 

Cân nhắc vị trí mong muốn

Sự cần thiết của chứng nhận sẽ phụ thuộc phần lớn vào vị trí mà bạn ứng tuyển. Hãy nghiên cứu sâu về lĩnh vực đó, tìm những chứng nhận có thể đạt được và cách có được chúng.

Bạn có thấy thấy những người đi đầu trong các lĩnh vực mong muốn gì từ ứng viên chỉ đơn giản bằng cách đọc qua tin tuyển dụng của họ. Chúng sẽ thể hiện rằng họ muốn ứng viên được chứng nhận kỹ năng Excel, kỹ năng ký hợp động cơ bản, dịch vụ tự động hay bất cứ gì cần cho nghề nghiệp của bạn. Chúng cũng ám chỉ cụ thể rằng chứng nhận có bắt buộc hay chỉ là khuyến khích thôi.

Bạn cũng có thể nói chuyện với các chuyên gia trong ngành, những người có thể trực tiếp cho bạn lời khuyên về sự hữu ích của những chứng nhận như vậy. Họ làm việc trong ngành này hằng ngày và sẽ biết rõ hơn bất cứ ai rằng chúng có đáng tiền và thời gian không.

 

Chứng nhận thay đổi rất nhanh

Một trong những điều đáng cân nhắc khác là sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ. Ta thường thấy rằng các chứng nhận chỉ hiệu quả tầm 5 năm vì các yếu tố cơ bản của lĩnh vực thay đổi khi công nghệ cải tiến. Vào lúc bạn có được công việc, những kiến thức có được từ chứng nhận có thể đã trở nên lỗi thời.

Trong một vài trường hợp, bạn sẽ đơn giản chỉ cần thực hiện lại chứng nhận mỗi 5 năm để học được công nghệ và ý tưởng mới. Ví dụ, ý tá không có lựa chọn nào khác mà phải được chứng nhận lại sau 5 năm để có thể theo kịp những cải tiến trong ngành ý tế.

Với những trường hợp khác, các chứng nhận sẽ trở nên lỗi thời trong vòng 10 năm. Trong công nghệ thông tin, gần như mọi kỹ năng có một “ngày hết hạn”. Vào một thời điểm nào đó, các chuyên gia IT sẽ cần phải được chứng nhận trong mạng Thicknet và Thinnet Ethernet, những thứ mà các chuyên gia entry-level IT hiện nay gần như chưa bao giờ nghe tới. Những chứng nhận như vậy cuối cùng sẽ chẳng còn giá trị gì.

 

Kết luận: Chứng nhận có thể rất hữu ích nếu bạn biết sử dụng thông minh

Điểm mấu chốt là chứng nhận thật sự có thể giúp bạn tìm việc được. Chúng cho thấy một mức kỹ năng nhất định. Chúng cũng giúp bạn trang bị những kỹ năng quý giá mà chứng tỏ những gì bạn ghi trong lý lịch.

Tuy nhiên, hãy sử dụng thông minh. Đừng chỉ làm để nhận lại một tờ giấy chứng nhận chính thức. Hãy chắc chắn rằng nó sẽ thực sự giúp bạn tiến lên trong sự nghiệp và nó đáng giá cho những thời gian và tiền bạc bỏ ra tại thời điểm đó. 

 

Nguồn: Theundercoverrecruiter

Dịch và biên soạn: Findjobs.vn

 

  1. Share to friends  

Other news

  1. Top 7 Qualities of a Successful Team
  2. 7 Leader Mistakes That Make Everyone Miserable
  3. Developing a Successful Internship Program
  4. Avoid the Top 10 Interview Mistakes
  5. 8 Benefits of an Internship
  6. 27 Good Work Habits for a Successful Career
  7. The 5 Fundamentals for Growing Your Startup
  8. What Is Time Management?
  9. 12 Mistakes You Might be Making in the First 10 Minutes of the Workday
  10. Online Job Interviews: Practice and Preparation

Find your dream jobs