Mẹo nói chuyện giúp tăng lương

Nếu đề xuất mức lương chi tiết đến từng con số, bạn sẽ tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác mình đã tìm hiểu rất chi tiết về công việc và xứng đáng nhận mức đó.

Dù bạn yêu cầu tăng lương hoặc thỏa thuận lương của công việc mới, đây vẫn là quá trình rất đau đầu. Tuy nhiên, việc làm trên là cần thiết. Theo nghiên cứu của Salary.com, không thỏa thuận trước về mức lương có thể gây ra thiệt hại khoảng một triệu USD trong suốt sự nghiệp của bạn. Những cách dưới đây tuy đơn giản, nhưng sẽ rất hiệu quả trong việc giúp bạn đạt được những gì mình mong muốn.

1. Luôn sử dụng những con số chính xác

Đưa ra mức lương mong muốn 103.500 USD nghe có vẻ buồn cười, khi nhiều người cho rằng 100.000 USD không khác biệt là bao. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Đại học Kinh doanh Colombia đã chỉ ra rằng, sử dụng những con số chính xác sẽ có hiệu quả hơn trong khi đàm phán.

Malia Mason - tác giả của nghiên cứu trên giải thích đề xuất một mức lương chi tiết đến từng con số hàm ý rằng bạn đã tìm hiểu rất chi tiết về công việc sẽ làm, khiến doanh nghiệp nghĩ rằng bạn đã đúng khi đề xuất mức lương đó.

2. Mở đầu với một vài thông tin cá nhân

Theo một thí nghiệm đàm phán lương bằng email của sinh viên đại học Kellog và Stanford, những ứng viên cung cấp thông tin không liên quan đến quá trình đàm phán như sở thích, quê quán…sẽ có kết quả tốt hơn những người chỉ nêu ra vài thông tin cơ bản như tên tuổi, email…Việc mở đầu như vậy sẽ làm nhà tuyển dụng có cảm giác bạn đáng tin hơn và dễ đáp lại yêu cầu của bạn hơn.

3. Không nên gặp mặt trực tiếp

Thông thường, nếu bạn là người yêu cầu lương cao hơn, hiển nhiên bạn sẽ không ở vị trí nắm quyền. Nghiên cứu của Cao đẳng Hoàng gia London chỉ ra rằng, trong những cuộc đàm phán trực tiếp, người có nhiều quyền lực hơn sẽ giành chiến thắng. Mọi người sẽ nghĩ khác đi khi họ không chạm mặt trực tiếp và phân cấp quyền lực sẽ bớt đi nhờ khoảng cách. Tốt hơn hết, bạn nên đàm phán với sếp của mình qua email.

4. Nếu phải gặp mặt, hãy nhớ giao tiếp bằng mắt

Không phải mọi nhà tuyển dụng muốn lừa dối ứng viên. Tuy nhiên, trước mặt ứng viên, họ thường thích che giấu sự hào hứng và sự sẵn lòng chấp nhận đề nghị của ứng viên đó. Vì thế, theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH), một trong những cách để khiến người khác luôn thành thật là duy trì giao tiếp bằng mắt với họ.

5. Đặt tất cả mối quan tâm của bạn lên bàn đàm phán cùng lúc

Khi nhận được một lời đề nghị, hầu hết mọi người đều tỏ ra hạnh phúc và tránh tỏ ra thất vọng hay chán chường. Họ có thể đề cập đến một hay hai mối quan tâm của họ, nhưng lại che đậy những vấn đề còn lại mà sau này chắc chắn sẽ xảy đến.

Điều này có thể khiến các nhà quản lý phát điên, theo Giáo sư Đại học Harvard - Deepak Malhotra. Chiến lược tốt nhất chính là bộc lộ tất cả mối quan tâm của bạn cùng lúc và nhấn mạnh cái nào là quan trọng nhất. Sau đó hai bên có thể giải quyết tất cả điều đó.

6. Hãy là người đề nghị đầu tiên

Thông thường, người ta cho rằng sẽ là khôn ngoan nếu bạn chờ đợi người kia đưa ra lời đề nghị trước. Từ đó, bạn sẽ có được những thông tin cần thiết để quyết định. Tuy nhiên, theo giáo sư Adam Grant tại Đại học Wharton , suy nghĩ đó là không chính xác.

Trên thực tế, tốt hơn hết bạn nên là người bắt đầu, để chủ động hơn trong toàn bộ cuộc đàm phán. Những người đưa ra lời đề nghị trước sẽ nhận được kết quả tốt hơn bởi họ có thể kéo người khác theo hướng của mình.

7. Lựa chọn "tư thế mạnh mẽ" trước khi bắt đầu

Theo nghiên cứu của giáo sư Amy Cuddy đến từ đại học Harvard, trước khi đàm phán, việc tạo một "tư thế mạnh mẽ" - chân dang rộng và tay chống hông sẽ khiến bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn và sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro. Nó giúp làm tăng lượng testosterone, qua đó thúc đẩy sự tự tin và làm giảm nồng độ hormon stress.

8. Tỏ ra hơi khó đoán

Mọi người có xu hướng mặc định rằng các cuộc đàm phán chỉ ở mức độ tương đối và phải tỏ ra càng lý trí càng tốt. Tuy nhiên, một chút cảm xúc khó đoán có thể tạo ra lợi thế. Nghiên cứu của giáo sư Adam Galinsky - trường Kinh doanh Columbia chỉ ra rằng nếu bạn có sự bất nhất về cảm xúc, nhà tuyển dụng có thể nhượng bộ lớn hơn từ phía bên kia bởi vì họ cảm thấy không thể kiểm soát được tình hình. Hãy xen kẽ sự tức giận với hạnh phúc, hoặc tức giận với thất vọng, bạn có thể đạt được điều mình muốn dễ dàng hơn đấy.

Source: vnexpress.net
  1. Share to friends  

Other news

  1. Nhân sự Gen Y: Việc tìm người
  2. 7 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn phải đổi việc
  3. 7 hành động khiến buổi phỏng vấn thất bại
  4. Mất điểm với nhà tuyển dụng vì... thừa tự tin
  5. Khan hiếm nhân sự môi giới chứng khoán
  6. 6 thói quen xấu khiến bạn giết chết sự nghiệp
  7. PlentyOfFish - ra đời từ ý tưởng cải thiện hồ sơ xin việc
  8. Khởi nghiệp thành công từ đam mê và sáng tạo
  9. Làm gì trong ngày đầu tiên đi làm?
  10. 13 câu nói Cấm Kỵ trong ngày đầu tiên đi làm

Find your dream jobs