Muốn Sếp quý thì cần phải làm những gì?

Thế hệ thiên niên kỷ (tức thế hệ sinh vào khoảng thời gian từ 1982 tới 1992, cộng hoặc trừ bớt vài năm, tùy từng quốc gia) giờ đây là thế hệ lớn nhất trong lực lượng lao động của nước Mỹ. Trong vòng một thập niên nữa, thế hệ này sẽ chiếm đến 75% lực lượng lao động của thế giới.

Thế hệ này, còn được gọi là thế hệ Y và sinh ra trong khoảng từ năm 1982 cho đến 1992 (xê xích một vài năm tùy theo nước), vẫn chưa nắm vai trò lãnh đạo.

Trong nhiều năm tới, nhiều người trong số họ sẽ làm việc dưới sự lãnh đạo của những ông chủ thuộc thế hệ trước.

Gây ấn tượng với những người sếp này cũng như học hỏi từ những hướng dẫn và phản hồi của họ là điều rất quan trọng.

Dưới đây là những gì mà các chuyên gia về công sở gợi ý thế hệ Y nên làm để vượt qua sự khác biệt giữa các thế hệ:

Dan Schawbel, người sáng lập trang mạng WorkplaceTrends.com

Thể hiện hết khả năng: “Nếu như bạn muốn được thế hệ đi trước phản hồi và hỗ trợ trong nghề nghiệp thì trước hết bạn cần phải là người làm việc tốt nhất có thể,” ông Schawbel, người làm việc ở New York, viết trong một email.

“Làm đúng tất cả thời hạn chót, khiến cho sếp của bạn hài lòng và làm những việc mà đồng nghiệp của bạn không muốn làm. Sếp của bạn sẽ để ý và sẽ dành nhiều thời gian hơn để hỗ trợ bạn đạt được các mục tiêu sự nghiệp của mình.”

Chia sẻ điểm mạnh của bạn và sẵn sàng học hỏi từ người khác: “Một cách hay để kết nối với các đồng nghiệp lớn tuổi là thiết lập quan hệ học hỏi lẫn nhau để bạn có thể giúp thế hệ đi trước nắm bắt những xu thế và thiết bị công nghệ mới nhất trong khi những người lớn tuổi có thể giúp bạn nắm được quy trình công việc và thiết lập mạng lưới mối quan hệ trong công việc,” Schawbel nói.

Katherin LaVelle, giám đốc điều hành về nhân lực và tổ chức của Accenture Strategy

Hãy thể hiện con người thật của bạn: giới trẻ có tiếng là hay nhảy việc, LaVelle nói, nhưng gần ba phần tư những người tốt nghiệp trong năm 2015 có ý định sẽ gắn bó với công việc đầu tiên trong vòng ba năm hoặc lâu hơn, theo một khảo sát của Accenture Strategy hồi năm 2015 trên 2000 đối tượng vừa tốt nghiệp hay sắp tốt nghiệp đại học.

Hãy nghĩ đến đường dài, bà khuyên trong một email.

“Hãy thảo luận những mục tiêu dài hạn của bạn với công ty và hỏi về các cơ hội thăng tiến trong công ty. Nói với công ty rằng bạn sẵn sàng đầu tư cho các cơ hội này và bày tỏ hy vọng công ty cũng làm tương tự.”

Luôn tìm cách đầu tư cho bản thân: Nhiều công ty lớn có các cơ hội học hỏi và phát triển cho nhân viên, chẳng hạn như từ các chương trình đào tạo chính thức và các khóa học trong lớp cho đến học việc trực tiếp và các kiến thức trực tuyến.

“Hãy tận dụng càng nhiều cơ hội học hỏi càng tốt,” LaVelle, người sống ở Washington, nói.

“Bạn sẽ chứng tỏ với sếp rằng bạn mong muốn xây dựng cho mình những kỹ năng có ích cho công ty và bạn sẽ biến mình có khả năng được thị trường lao động tiếp nhận nhiều hơn trong tương lai.”

Cũng giống như nhiều bạn bè đồng trang lứa, bạn muốn làm những công việc thú vị và có ích. Hãy để mọi người lắng nghe mong muốn của bạn.

“Nếu bạn cảm thấy mình có khả năng đóng góp nhiều hơn nữa thì hãy nói chuyện một cách xây dựng và mang tính tôn trọng với sếp về công việc bạn muốn làm và làm thế nào để phát triển những kỹ năng cần thiết để đạt được điều đó,” LaVelle nói.

Tim Elmore, người sáng lập và chủ tịch của Growing Leaders

Tìm cách mời sếp đi uống cà phê hay ăn trưa, Elmore, người đã làm việc này khi ông trong độ tuổi 20, gợi ý.

“Chúng tôi đã gặp nhau và thảo luận các vấn đề. Tôi lắng nghe và xác nhận tất cả những gì tôi có thể làm và thường xin phép chia sẻ những ý tưởng bổ sung cho ý tưởng của sếp,” ông viết trong email. “

Theo thời gian, tôi đã có quyền đưa ra những gợi ý bởi vì tôi đã chứng tỏ rằng tôi là người ‘có tinh thần đồng đội’ và trung thành hoàn toàn với công ty cũng như sự lãnh đạo của sếp.

Vào những lúc nào đó trong sự nghiệp của mình bạn sẽ thấy mình nhận được những hướng dẫn mà bạn cảm thấy lỗi thời hay tầm thường. Đừng phản đối.

“Thay vì tạo ra một không khí tiêu cực hay than phiền thì hãy bắt đầu viết ra cái gì đó có thể tạo động lực,” Elmore, người làm việc ở Atlanta, nói.

“Thay vì than phiền, bạn có thể ghi lại các ý tưởng, bắt đầu với: Nếu tôi là người chịu trách nhiệm thì tôi sẽ... Điều này sẽ giúp bạn tiếp tục trở nên sáng tạo với việc chỉ đơn giản ghi lại các ý tưởng nhưng vẫn có tinh thần hợp tác với người sếp hiện tại vốn có thể thuộc trường phái cổ lổ sĩ và không được sáng tạo cho lắm.”

“Ngày nay, một nhân viên 22 tuổi có thể chia sẻ những kinh nghiệm về cách sử dụng Snapchat hay Instagram cho mục đích tiếp thị trong khi những nhân viên cựu trào sành sỏi có thể chỉ dạy về chính trị trong công ty,” Elmore nói.

Bạn sẽ thể hiện năng lực tốt nhất của mình nếu bạn biết rằng phong cách quản lý nào là phù hợp nhất đối với bạn, Mattson cho biết.

Hãy xây dựng mối quan hệ với sếp để thúc đẩy quá trình này. “Hãy quan tâm đến những gì Sếp làm trong công việc,” bà viết trong một email.

“Hãy cố gắng thích nghi công việc và phong cách cá nhân của bạn với phong cách của sếp.”

Hãy đề nghị giúp đỡ. Nói cách khác, hãy hỏi liệu bạn có thể nhận thêm trách nhiệm hay không hoặc nếu bạn biết rằng Sếp của bạn đang làm việc về một dự án nào đó thì hãy đề nghị giúp đỡ một phần việc của Sếp.

Trên hết, hãy làm tốt công việc của mình, Mattson, người sống ở Boston, nói. “Bạn càng làm tốt công việc của mình thì càng có khả năng Sếp bạn giao cho bạn thêm nhiều trách nhiệm và hãy trở thành người thúc đẩy cho việc bạn được giao nhiều công việc tốt hơn.”

Bruce Tulgan, người sáng lập Rainmaker Thinking Inc

Phong cách riêng biệt: “Các vị sếp khác nhau có nền tảng, tính cách, phong cách, cách giao tiếp, thói quen, động cơ, khả năng và thành tích khác nhau,” Tulgan viết trong một email.

Một số người tận tâm hơn. “Có người Sếp sẽ nói ra từng chi tiết cho bạn trong khi người Sếp khác muốn bạn tự hình dung ra mọi thứ,” ông nói.

Để tạo mối quan hệ làm việc tốt nhất với mỗi người Sếp thì hãy có cách tiếp cận phù hợp với từng người trong số họ.

Cách tốt nhất để biết cái gì nên và không nên là thông qua các cuộc trao đổi trực tiếp. “Khi bạn gặp gỡ từng vị sếp thì bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt giữa họ,” Tulgan nói. “Dần dần, bạn sẽ điều chỉnh mình cho phù hợp với người sếp đó.”

Source: Theo Trí Thức Trẻ/BBC Capital
  1. Share to friends  

Other news

  1. 7 ways successful people survive stressful situations without crumbling (or even crying)
  2. How to know if you’ll really fit in at a company before you accept a job
  3. 8 morning habits to get behind if you always want to be at your best
  4. 3 times turning down a promotion is better for your career
  5. 4 times asking "Why?" at work will benefit you
  6. 48 questions that'll make awkward small talk so much easier
  7. 4 reasons you really should appreciate being at the bottom of the ladder right now
  8. The 2 things you need to do before you openly disagree with your boss
  9. 7 communication changes that'll instantly make you a more effective speaker
  10. 4 crucial questions you need to ask yourself when deciding between multiple job offers

Find your dream jobs