Những Người Hay Phán Xét Sẽ Chẳng Hiểu Biết Gì, Còn Những Người Hiểu Biết Họ Sẽ Không Phán Xét Ai Cả

Mỗi người sinh ra là một cá thể hoàn toàn riêng biệt, chẳng ai phải có trách nhiệm làm hài lòng mọi người xung quanh và ngược lại, chúng ta cũng không có quyền bắt người khác làm điều gì đó theo ý của mình.

 

 

Thật sự mà nói, việc chỉ trích phán xét người khác chỉ xuất phát từ sự ích kỉ của một con người. Hiện nay sự phát triển của mạng xã hội cũng là điều kiện để cho những người hay phán xét lại càng có cơ hội làm điều đó mà tất nhiên là chẳng ai cấm vì bình luận, đưa ra ý kiến cá nhân là quyền của họ. Và họ nghiễm nhiên tự cho mình cái quyền chê bai phán xét người khác một cách công khai. 

Việc bạn nhận xét đánh giá về một người khác cũng là một chuyện hết sức bình thường, ta hoàn toàn có thể giúp ai đó trở nên hoàn thiện hơn bằng những lời nhận xét chân thành của mình, nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Mọi người thường có xu hướng áp đặt người khác vào thước đo riêng của mình, muốn người khác làm theo những gì mình cho là đúng. 

Mỗi người có những quan điểm và ý nghĩ riêng, những điều bạn nhận xét về người khác nên nhớ, chúng chỉ mang tính chất khách quan, gợi ý, họ không có nghĩa vụ phải tuân theo bởi chắc gì điều bạn đưa ra đã phù hợp với họ.

“Không phải ai cũng tốt đẹp, nhưng luôn có điều gì đó tốt đẹp trong bất cứ ai. Đừng bao giờ vội vã phán xét người khác bởi vị Thánh nào cũng có một quá khứ và kẻ tội đồ nào cũng có một tương lai.” - Oscar Wilde. 

Con người mà hôm nay bạn gặp, bạn phán xét, bạn không biết được họ đã trải qua ngày hôm qua thế nào, đừng vì họ khác bạn mà cười cợt chế giễu, họ có thể bị tổn thương vì những lời nói quá đáng của bạn. 

Còn nếu người ta không bị tổn thương, thì chính bạn đang làm mất đi những giá trị tốt đẹp của bản thân bởi đó là một thói xấu đáng trách. Nếu cứ giữ thói quen ấy, bạn dần dần sẽ trở thành một người khó ưa, luôn có những ý nghĩ tiêu cực thậm chí nếu không phán xét người khác thì không chịu được, rồi sau đó bạn bè cũng sẽ rời xa bạn, chẳng ai ưa một người hay phán xét cả. 

Hãy thử tưởng tượng xem một thế giới chỉ toàn những người hay đi phán xét thì sẽ trở thành thế nào? Nếu như vậy thật thì quá tệ.

Phán xét còn xuất phát từ lòng đố kị, ghen tức. Trong cuộc sống, chẳng ai muốn mình thua thiệt người khác nhưng không phải vì thế mà mình đi dìm người khác xuống để nâng giá trị bản thân bởi việc đó là hoàn toàn vô nghĩa, hoàn toàn không bao giờ làm được. 

Phạm Băng Băng có một câu nói nổi tiếng” Những người không bằng tôi, họ mới soi mói. Những người hơn tôi, họ đã không để ý đến tôi”. 

Nếu như bạn nhìn thấy người khác thành công hơn mình, xinh đẹp hay giỏi giang hơn nhưng lại nói rằng họ may mắn hơn bạn, chứ thật ra chả có tài cán gì hoặc những câu đại loại như vậy thì có lẽ bạn đang nhìn họ theo cái nhìn chủ quan, phiến diện. Mỗi thành công của người nào đó đều có sự cố gắng nỗ lực không ngừng, nếu bạn không là họ, không chứng kiến những thời điểm khó khăn, không có được sự kiên cường như họ thì bạn không có quyền phán xét về thành công của họ. 

Thay vì ngồi đó soi mói phán xét, tại sao bạn không nghĩ rằng “làm thế nào để mình có thể được như họ?” mà từ đó cố gắng nhiều hơn để hoàn thiện bản thân. Bạn có thể thua kém người ta tại thời điểm bây giờ nhưng không có nghĩa là mãi mãi sau này cũng như thế. Hãy để những người giỏi hơn mình là mục tiêu mà bạn hướng đến, còn những điểm bạn không thích ở họ thì bạn có thể thay đổi sau khi có được thành công giống họ.

Hãy thử đặt mình trong vị trí của người khác xem bạn thấy thế nào khi bị phán xét. Làm gì có ai thích cảm giác đó, vậy thì tại sao chúng ta lại cứ phải đi gieo rắc những điều chẳng mấy hay ho ấy cho người khác? 

Gieo nhân nào thì gặt quả nấy, ngày hôm nay bạn đi phán xét người khác ai biết được ngày mai ai sẽ là người phán xét bạn. Mỗi người có một sứ mệnh, một cuộc sống riêng, nếu như người nào đó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì cũng đừng quá quan tâm đến họ, dù họ có làm gì hay là ai đi nữa, dù họ khác biệt với mọi người đến mức nào, thì họ cũng có nhân quyền, họ được phép làm những gì họ muốn. Bạn có thể không ưa họ nhưng bạn không có quyền thay đổi họ, càng không có quyền làm tổn thương họ.

Phán xét người khác không làm họ tốt lên, chẳng làm cho bạn nổi bật hơn. Hãy bớt quan tâm đến đời sống riêng tư của người khác, nó gây ảnh hưởng vô cùng xấu không những cho người khác mà cho tâm lí của bạn. Hãy dùng thời gian đó để làm những việc tốt, hoặc thư giãn, sẽ có lợi ích hơn nhiều!

Source: Cafebiz
  1. Share to friends  

Other news

  1. 7 Things Everyone Should Do While They’re In College That Can Help Them In The Future
  2. 5 Tips to a Better Work-Life Balance
  3. Million Dollar Listing Star Ryan Serhant’s Tips for Building an Attention-Grabbing Personal Brand
  4. 5 Easy Ways To Impress Hiring Managers During The Interview Process
  5. Top 7 Qualities of a Successful Team
  6. 7 Leader Mistakes That Make Everyone Miserable
  7. Developing a Successful Internship Program
  8. Avoid the Top 10 Interview Mistakes
  9. 8 Benefits of an Internship
  10. 27 Good Work Habits for a Successful Career

Find your dream jobs