Những Thói Quen Nhỏ Có Thể Thay Đổi Sự Nghiệp Của Bạn

Không ai muốn thể hiện hiệu suất kém trong công việc. Ngay cả khi hoàn toàn ghét công việc của mình, bạn vẫn muốn thể hiện tốt chỉ vì bạn thực sự không muốn sếp đuổi việc bạn. Tuy nhiên, chỉ với mong muốn này không thể giúp bạn trở thành một nhân viên tốt hơn. Nếu muốn giữ công việc của mình, bạn cần tạo dựng được vị trí của mình trong công ty. Để làm điều đó, bạn cần chắc chắn rằng bạn luôn phấn đấu tiến bộ từng ngày, thay vì kiềm hãm bản thân mình bằng những thói quen xấu.

Khi nghĩ về những thói quen xấu có thể làm hỏng sự nghiệp, hầu hết mọi người thường nghĩ về những thói quen lớn. Họ nghĩ về những hành vi độc hại như nói dối hoặc ăn cắp. Họ cũng có thể nghĩ về những vấn đề rõ ràng hơn như việc liên tục trì hoãn, chậm trễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đồng nghiệp hoặc buôn chuyện. Họ có thể không nghĩ đến những thói quen nhỏ cũng có thể tạo ra hoặc phá vỡ sự nghiệp của bạn.

Sử dụng điện thoại cá nhân

Với sự phát triển của điện thoại di động hiện đại, mọi người đều có điện thoại bên mình mọi lúc. Tuy nhiên, trước khi điện thoại thông minh chiếm lĩnh thế giới công nghệ, phần lớn mọi người chỉ giữ điện thoại trong túi, áo khoác hoặc ví. Bây giờ, điều đầu tiên bất cứ ai cũng đều làm khi họ ngồi xuống là đặt điện thoại thông minh lên bàn, ngay bên cạnh họ với màn hình bật sáng. Nếu bạn đang ở nhà hàng, điện thoại nằm cạnh ly rượu của bạn. Nếu bạn đang ở nhà, nó ở cạnh khuỷu tay của bạn. Nếu bạn đang ở nơi làm việc, điện thoại thông minh nằm ngay trên bàn làm việc ngay cạnh máy tính của bạn.

Giữ điện thoại bên cạnh mọi lúc khiến bạn khó có thể bỏ qua hàng loạt thông báo hiện lên trên màn hình mỗi ngày. Các tin nhắn văn bản, email cá nhân, cuộc gọi điện thoại, tin nhắn mạng xã hội và các lời nhắc nhấp nháy trên màn hình của bạn. Mỗi khi bạn tạm dừng để kiểm tra những tin nhắn đó, công việc của bạn sẽ bị gián đoạn. Điều này không những làm giảm hiệu suất công việc của bạn mà còn có thể gửi những tín hiệu sai đến quản lý và đồng nghiệp của bạn. Khi bạn dừng công việc để trả lời email cá nhân hoặc thực hiện cuộc gọi cá nhân tại nơi làm việc, bạn có thể đang thể hiện cho các đồng nghiệp thấy rằng bạn không xem công việc của mình quan trọng. Điều đó không có nghĩa là bạn không được thực hiện những cuộc gọi cá nhân, nhưng hầu hết mọi lúc, điện thoại của bạn nên được đặt ở chế độ im lặng và khuất tầm nhìn tại nơi làm việc.

Phản hồi email

Email là một điều không thể thiếu để giải quyết công việc ngày nay. Nhiều công ty giao tiếp chủ yếu bằng email. Vì vậy, bạn cần đọc và trả lời các câu hỏi quan trọng từ quản lý hoặc khách hàng của bạn một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, bạn cũng có thể nhận được hàng tá nếu không muốn nói là hàng trăm email mỗi ngày. Nếu trả lời từng email ngay lập tức, bạn sẽ không bao giờ có thể làm việc mà không dừng lại quá năm phút một lần.

Cách bạn trả lời email nhanh chóng ra sao không thể hiện được gì liên quan tới phong thái làm việc và năng suất. Rõ ràng, người gửi email muốn bạn trả lời ngay lập tức. Tuy nhiên, việc liên tục bắt đầu và dừng công việc của bạn để trả lời email sẽ phá hủy năng suất của bạn. Đây là lý do tại sao một số lời khuyên phổ biến nhất để cải thiện năng suất và sáng tạo là không nên kiểm tra email của bạn quá thường xuyên. Vì vậy, bạn cần biết cách cân bằng thời gian làm việc với email. Bạn sẽ phải trả lời đủ nhanh để đảm bảo bạn không cản trở đồng nghiệp – những người đang cần câu trả lời của bạn. Đồng thời, không kiểm tra hộp thư trong một khoảng thời gian vừa đủ để bạn hoàn thành công việc của mình. Tùy vào từng tình huống mà bạn có thể điều chỉnh để đạt hiệu quả tốt nhất, nhưng hãy chắc rằng bạn đang làm việc một cách có hệ thống, thay vì bỏ qua tất cả các email hoặc mất cả ngày để trả lời chúng.

Trò chuyện

Cách bạn ăn nói tại nơi làm việc cũng quan trọng như cách bạn làm việc. Khi bạn đến nơi làm việc, đừng quên nói lời chào với đồng nghiệp. Trước khi bạn rời đi, hãy nói lời tạm biệt. Một chút thân thiện này phản ánh tốt về bạn và làm cho bạn tỏ ra cả cá nhân và chuyên nghiệp hơn. Hãy dành một vài phút vào bữa trưa để trò chuyện với bất kỳ đồng nghiệp nào khác đang nghỉ ngơi là một ý tưởng tốt. Tuy nhiên, bạn cần duy trì sự cân bằng trong việc cởi mở và thân thiện với đồng nghiệp và sếp của bạn mà không đề cập đến những vấn đề riêng tư. Điều này có thể rất khó khăn nếu bạn là bạn bè với đồng nghiệp hoặc sếp. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung là nếu đó không phải là chuyện bạn có thể thoải mái chia sẻ với người lạ, thì cũng không nên trao đổi ở nơi làm việc.

Các từ bạn sử dụng tại nơi làm việc cũng quan trọng như các chủ đề bạn chọn để thảo luận. Nói tục, rõ ràng, không phải là một hành vi tốt trong công việc. Bạn cũng cần phải cẩn thận về tiếng lóng bạn sử dụng. Việc sử dụng quá nhiều từ lóng và nói chuyện ấp úng, ngập ngừng có thể khiến sếp và đồng nghiệp đánh giá bạn là người kém thông minh hơn. Hãy cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ.

Chỉ thực hiện các công việc hằng ngày thôi thì chưa đủ để khiến bạn trở thành một nhân viên ưu tú. Bạn cần phải có thái độ, động lực và thói quen. Tuy nhiên, khó có thể nuôi dưỡng những thói quen đúng đắn, đặc biệt là nếu bạn thường không chú ý đến những thói quen đã hình thành từ lâu của bạn. Nếu bạn muốn cải thiện vị thế của mình trong mắt nhà tuyển dụng, và trở thành một nhân viên ưu tú hơn, thì bạn cần tập trung vào những thói quen nhỏ trên. Chúng là những thói quen sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn – những điều nhỏ bé nhưng quan trọng.

Source: Doanhnhanplus
  1. Share to friends  

Other news

  1. Creative Job Hunting Tips For 2021
  2. The Hardest Part Of The Job Search (And The Secret To Get Beyond It)
  3. Don't Like Your Seat? Pick A New One.
  4. How To Talk To Your Boss About Burnout
  5. 5 Ways To Prioritize Your Mental Health And Achieve Work-Life Balance
  6. What Is the Right Incubation Process for Your Startup?
  7. 5 Strategies To Get Unstuck In Your Job Search
  8. Reasons Why You’re Not Getting a Second Interview
  9. 4 Reasons You Should Keep Up Your Job Search During the Holidays
  10. How to Advance Your Career in the Service Industry

Find your dream jobs