Phải Làm Gì Khi Bạn Thiếu Định Hướng Nghề Nghiệp

Bạn đã từng cảm thấy mất phương hướng nghề nghiệp chưa? Bạn đã từng đổi hết việc này qua việc khác mà không có một suy nghĩ rõ ràng về đam mê của bạn là gì? Bạn muốn tự làm chủ, nhưng lại không có chút ý tưởng nào về loại hình kinh doanh mà bạn muốn làm? Hầu hết chúng ta đều đã cảm thấy thiếu phương hướng nghề nghiệp một hoặc nhiều lần. Mặc dù điều đó là có thể, nhưng  rất hiếm người biết được họ muốn làm gì cho cuộc sống của mình. Đa phần chúng ta đều phải thực hiện việc này. Sau đây là những cách để chịu trách nhiệm với nghề nghiệp của bạn và khám phá ra điều thật sự ý nghĩa để làm với cuộc sống bạn.

Cân nhắc những con đường mới

Nghề nghiệp thì không còn là tuyến tính nữa. Thay vì tính đến việc thăng tiến trong nghề nghiệp, có những định hướng mới mà bạn có thể cân nhắc bao gồm:

  • Bộ phận: những loại di chuyển nghề nghiệp liên quan đến thay đổi công việc, nhưng không nhất thiết là tiền lương, địa vị hoặc mức độ trách nghiệm.
  • Sự phong phú: phát triển vì trí hiện tại mà bạn đang có là lựa chọn mà nhiều người bỏ qua. Theo quyển sách, Love It Don’t Leave It, nó thì rất cần thiết để nhìn vào bên trong trước khi bạn nhảy ra ngoài.
  • Tổ chức lại: điều này liên quan đến việc đi xuống của tiền lương, địa vị hoặc trách nhiệm. Diya Jolly, giám đốc sản phẩm tại Okta, là một ví dụ hoàn hảo cho việc này. Tại ba điểm trong sự nghiệp của cô ấy, cô ấy đã chọn một bước lùi và chấp nhận một chức danh cũng như mức lương thấp hơn. Trong khi nó có vẻ như là phản trực giác, mỗi bước di chuyển giúp cô ấy đạt được một sự thành công lâu dài  hơn. Bằng việc bỏ qua các chức danh nghề nghiệp ưa thích và thử thách bản thân để học những kĩ năng mới, bạn có thể có vị trí tốt hơn trong việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Đầu tư vào bản thân

Đầu tư vào bản thân khi bạn thiếu định hướng nghề nghiệp có thể là một trong những cách tốt nhất để rút ngắn lối mòn của bạn. Cách duy nhất để làm là tập trung vào việc học tập và phát triển chuyên môn. Dụa vào vai trò của bạn, bạn có thể tham gia một khóa nói trước công chúng hoặc quản lý nhóm để trau dồi kĩ năng. Bạn có nằm trong các nghề nghiệp mà hưởng lợi từ các chứng chỉ bổ sung như HR hay IT không? Bây giờ có thể là thời điểm thích hợp để theo đuổi chúng. Tuyển một huấn luyện viên hoặc cố vấn có thể giúp bạn tìm ra nghề nghiệ của bạn rõ ràng hơn. Huấn luyện viên giống như là một người đào tạo cá nhân cho nghề nghiệp của bạn.  Họ đống vai trò như một nhà vô địch, người ủng hộ, đối tác và âm thanh sân khấu. Một người huấn luyện tốt cũng sẽ thử thách bạn và giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi vì vậy bạn sẽ tự tin hơn để bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình.

Khám phá những khả năng của bạn

Tìm kiếm định hướng nghề nghiệp cũng liên quan đến việc khám phá khả năng của bạn. Bạn có đang giữ một suy nghĩ thoáng không? Có nhiều khách hàng của tôi đã mắc sai lầm trong việc giới hạn bản thân không cần thiết. Ví dụ, nhiều người có quan niệm rằng những công ty lớn thì sẽ ổn định, an ninh và đưa ra một mức lương cao hơn là những công ty nhỏ hoặc tầm trung. Hầu hết các trường hợp, điều này chỉ là ngụy biện. Một nhà tuyển dụng đúng nghĩa sẽ chiến đấu cho bạn và sẽ cung cấp một mức lương thu hút cũng như các quyền lợi nếu họ thực sự muốn bạn. Đặc biệt là môi trường cạnh tranh như ngày nay. Đừng ngần ngại để quay lại thời thơ ấu của bạn và khám phá ra điều mà bạn thực sự yêu thích hoặc giỏi. Hãy nghĩ về những tài năng mà mọi người khen ngợi bạn. Đây đều là những biển chỉ dẫn tiềm năng cái mà có thể dẫn bạn đến với nghề nghiệp trong mơ của mình.

Viết mô tả công việc lý tưởng 

Viết mô tả công việc lý tưởng là một cách tuyệt vời để tìm ra định hướng nghề nghiệp của bạn. Hãy thử tưởng tượng một vai trò hoàn hảo của bạn. Bạn làm việc cho bản thân hay cho người khác? Nếu bạn làm việc tại công ty, vậy nhiệm vụ của họ là gì? Nó phù hợp như thế nào với giá trị của bạn? Môi trường làm việc ra sao? Nó thoải mái hay là nghiêm túc? Bạn đang làm việc tại văn phòng hay làm từ xa? Công việc này có liên quan đến du lịch? Bạn làm việc một mình hay theo nhóm? Một ngày hoặc một tuần điển hình của bạn thì trông như thế nào? Hãy chi tiết nhất có thể. Mỗi lần bạn chăm chút vào các chi tiết của mô tả công việc, bạn có thể bắt đầu tìm ra được những doanh nghiệp hoặc cơ hội mà phù hợp với tầm nhìn của bạn.

Tạo dựng cuộc sống trong mơ 

Họ nói nếu bạn không tìm ra nó, thì hãy tạo ra nó. Bạn đã từng đấu tranh trong nhiều năm để tìm ra một vị trí phù hợp mà thỏa mãn bạn chưa? Điều này có nghĩa là đây là lúc bạn tự thân và tạo ra cuộc sống trong mơ của mình. Lý do tui tui sử dụng “cuộc sống trong mơ” chứ không phải “công việc trong mơ” là bởi vì nó quan trọng hơn là một công việc. Khi bạn làm việc cho bản thân mình, điều đầu tiên cần cân nhắc chính là đam mê. Hãy tìm ra một điều mà bạn rất đam mê – một hoạt động mà bạn làm thậm chí là ngay cả khi không một ai trả cho việc đó. Nó là một điều mà bạn không dừng nghĩ về. Một ý tưởng mà sẽ không để bạn đi. Sau đó tìm ra cách để kiếm tiền từ nó. Nhớ, giấc mơ lớn hơn, bạn sẽ điên hơn là mọi người nghĩ.

 

Source: Forbes
  1. Share to friends  

Other news

  1. How To Combat Rambling Discussion, Distracted Participants And Other Virtual Meeting Landmines
  2. How To Stay Productive If You Are WFH Because Of The Coronavirus
  3. 4 Proven Strategies For Taking Control Of Your Career
  4. Should You Take a Job If You Don't Like The Manager?
  5. 4 Types of Conflict At Workplace
  6. Give It Time Before Deciding You Hate Your New Job
  7. 8 Questions Employers Should Ask About Coronavirus
  8. Don't Quit Your Job Before Asking Yourself These Questions
  9. Don't Believe These 5 Dangerous Myths About Job Interviews
  10. 3 Things You Need To Know About A March Job Search

Find your dream jobs