Phong độ sa sút, phải làm sao?

Sự thật là nhiều nhân viên khi rơi và tình trạng sa sút thì cảm thấy chán nản, tự suy diễn rằng sếp không hỗ trợ, trầm uất và luẩn quẩn trong trạng thái đó, thậm chí phản ứng bằng cách hời hợt với công việc hiện tại rồi lẳng lặng đi tìm “bến đỗ” mới. Dick Grote, một nhà tư vấn quản lý, tác giả cuốn sách How to Be Good at Performance Appraisals (tạm dịch: “Làm thế nào để giỏi thẩm định hiệu suất”), cho rằng khi rơi vào trạng thái phong độ thấp, cần làm hai bước sau: đầu tiên, hãy nói về vấn kém hiệu quả của bạn trước khi ông chủ khám phá ra theo cách khác; sau đó, tập trung vào các giải pháp, không phải là lý do biện minh.

 

Phong độ sa sút, phải làm sao?

 

Xác định nguồn gốc?                                 

Cần xem xét về việc liệu bạn có thực sự kém hiệu quả hay không. Thường thì những nỗ lực của nhân viên không lập tức chuyển thành kết quả mong muốn của tổ chức. Như vậy, có thể tất cả những điều đang làm là đúng hướng nhưng sẽ phải mất một thời gian dài để nó dẫn đến kết quả tích cực. Nhưng nếu những sa sút của bạn là có nguyên nhân chủ quan thì cần rà soát điểm yếu và khắc phục. Chuyên gia phát triển kỹ năng quản lý Phan Hữu Lộc cho rằng có 3 lý do cho tình trạng sa sút phong độ làm việc:

Trường hợp 1: chán nản công việc. Cần xem xét chất lượng công việc này là thường xuyên hay tức thời. Nếu có tính hệ thống, và kéo dài, cần tìm kiếm động lực mới hoặc mục tiêu mới trong sự nghiệp. Khi ngồi với sếp cần đưa ra những lý do cụ thể, nhưng phải trên tinh thần xin một giải pháp tốt hơn.

Trường hợp 2: xuống tinh thần do nhận ra công việc không thuộc sở trường. Lúc này cần ngồi lại với sếp để bày tỏ nguyện vọng.

Trường hợp 3: quá tải công việc, phải chịu trách nhiệm nhiều thứ, khiến hiệu suất từng đầu việc không đạt hiệu quả cao nhất.

Lời khuyên của các chuyên gia là, ở bất kỳ tổ chức nào cũng đều có những việc khiến nhân viên không thích, tuy nhiên đừng vì vậy mà vội vàng đi tìm một môi trường mới, cần chủ động nói chuyện với người quản lý. Nếu không thể tìm ra giải pháp cho chính bản thân thì dù ở môi trường nào cũng sẽ có lúc tình trạng đó quay về.

Nguyên tắc khi trao đổi với sếp

Nếu cần lời khuyên, trước hết bạn cần chuẩn bị các giải pháp hiện tại đã triển khai hoặc có dự định;trình bày tình hình thực tế ra sao, và chưa tự tin với giải pháp hiện tại thế nào. Việc này giúp nhân viên thể hiện tinh thần trách nhiệm công việc và thái độ cầu tiến. Và không lý gì sếp lại từ chối giúp đỡ một nhân viên tốt. Thêm nữa, việc yêu cầu sếp cho lời khuyên cho thấy sự tôn trọng sếp về trí tuệ và lòng tin.

Nếu cảm thấy công việc không phù hợp, có thể nói chuyện với sếp để tìm hiểu công việc này có nhất thiết phải do mình làm không, trình bày với sếp về động lực, thế mạnh của bản thân; đề nghị hỗ trợ trong việc xác định và chuyển sang vai trò phù hợp hơn. Còn với những trường hợp giảm phong độ vì quá tải, cần xin thứ tự công việc ưu tiên.

Những điều cần nhớ:

  • Cố gắng tìm ra nguồn gốc của vấn đề
  • Đưa ra ý tưởng về cách cải thiện tình hình và yêu cầu người quản lý của bạn hướng dẫn
  • Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng tâm thế thẳng thắn và trực diện; không nên chối bỏ quanh co về sự yếu kém của bản thân – điều không tạo ra lợi ích lâu dài, dù cho có thể xoa dịu tinh thần
  • Chuẩn bị những gì bạn sẽ nói và suy nghĩ về cách sếp của bạn sẽ phản ứng
  • Nếu gặp khó khăn, cần trao đổi nhiều hơn với sếp

Source: Doanh Nhân
  1. Share to friends  

Other news

  1. 12 Mistakes You Might be Making in the First 10 Minutes of the Workday
  2. Online Job Interviews: Practice and Preparation
  3. What questions to ask at the end of your interview
  4. 5 Signs of Burnout at Work
  5. Signs Your Job Interview Went Well
  6. The Elephant Rope (Belief)
  7. How to Improve Your Interview Game if You’re an Introvert
  8. The King and Macaw Parrots
  9. How to Be Happy at Work
  10. The 3 Tips You Need To Help You Love Your Job

Find your dream jobs