Tạo ấn tượng tại Công ty mới

Ai cũng biết rằng ấn tượng đầu tiên tại công ty mới là rất quan trọng. Ở những công ty lớn, bạn có thể cần khoảng 60 ngày, 90 ngày hoặc 180 ngày để gặp gỡ đa số những người mà bạn sẽ làm việc cùng; và những cuộc họp hoặc thảo luận này dần dần tạo được ấn tượng của bạn đối với mọi người. Ở những công ty nhỏ hơn, bạn sẽ cần ít thời gian hơn và sẽ có cảm giác “được theo dõi” trong thời gian đầu.

Trong thời gian thử việc, bạn phải tạo lập được uy tín riêng và chứng minh rằng bạn thực sự có thể đảm nhận vị trí của mình. Những nhân viên mới thông minh sẽ sử dụng thời gian thử việc như thế nào?

  1. Họ xem công việc mới là một phần trong quá trình xây dựng thương hiệu bản thân

Không nên mắc lỗi vì bạn sẽ bị đánh giá chủ yếu dựa trên năng lực làm việc trong thời gian thử việc. Công việc của bạn làm, cách hành xử, đi họp hoặc giải quyết công việc đúng hạn, trang phục của bạn đều tạo nên thương hiệu của bạn.

Nhưng trên hết là cách bạn trao đổi thông tin và tương tác với đồng nghiệp. Bạn có chia sẻ quá nhiều hay quá ít, hoặc bỏ qua những đóng góp quan trọng của đồng nghiệp trong công việc? Tất cả những điều này sẽ được mọi người chú ý và đánh giá bạn.

Nhân viên thông minh là những người thú vị và dễ dàng bắt chuyện với người khác, nhưng cũng có thể sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào.

 

  1. Họ luôn bình thản

Các cuộc nghiên cứu cho rằng sự lo lắng có thể lây lan. Bắt đầu công việc mới đối với bạn là thú vị nhưng đối với người khác thì chỉ là một ngày làm việc bình thường. Hãy bình tĩnh để dồn hết năng lượng của bạn vào công việc và bắt mạch được nhịp độ làm việc của công ty. Khi bạn rõ về quy trình và cách thức làm việc của công ty, bạn có thể làm theo tốc độ riêng của mình, còn trong thời gian đang làm quen với môi trường mới thì bạn đừng quá lo lắng để không ảnh hưởng đến đồng nghiệp.

Nhân viên thông minh lúc nào cũng hít thở sâu khi họ bị quá tải công việc để lấy lại tinh thần và tạo ấn tượng họ “có thể làm được” trong công việc mới.

  1. Họ dùng quy luật 70/30

Quy luật 70/30 nói rằng 70% thời gian bạn dùng để hỏi và chất vấn về cách thức hoạt động hoặc làm việc, còn 30% còn lại là để bạn chia sẻ về bản thân và mọi người hiểu thêm về bạn. Nếu như bạn cứ nói về mình thôi thì đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn đang kiêu ngạo hoặc bạn chỉ đang cố gắng gồng lên để thể hiện mình.

Nhân viên thông minh phải học cách đặt câu hỏi khéo léo để biết thêm về công ty, vì những thông tin này sẽ được đồng nghiệp chia sẻ hoặc giải thích nhiều thêm cho bạn.

 

  1. Họ tìm hiểu kỹ về công ty

Trước ngày đầu tiên bạn đi làm ở công ty mới, bạn phải tìm hiểu nhiều thông tin về công ty bạn, những dự án trong quá khứ sẽ có thể có tác động như thế nào đến công ty trong thời điểm hiện tại. Những thông tin sơ bộ này sẽ giúp những nhân viên thông minh có thể trao đổi sâu hơn về nhiều khía cạnh hoạt động và kinh doanh của công ty hơn là “chỉ tập làm quen” tại môi trường mới.

  1. Họ chú ý đến văn hóa công ty

Những giả định và niềm tin vào công ty thiết lập nên các hành xử và hành động của mỗi người sẽ tập hợp lại thành văn hóa công ty. Bạn sẽ không thể chống lại hoặc ủng hộ văn hóa này nếu như bạn chưa hiểu rõ về nó. Đối với những người có thể hòa nhập được, văn hóa công ty giống như là bản năng của họ, nên có thể những người thuộc dạng “cá gặp nước” có lẽ sẽ không thể chia sẻ với bạn phải hành xử và hành động thế nào.

Những nhân viên thông minh tìm hiểu về môi trường làm việc không chỉ bằng cách vâng lời người khác chỉ bảo, mà còn phải xem người khác thực sự làm gì. Họ đối đãi với khách hàng thế nào? Công ty tương tác với nhân viên về mặt tinh thần và trí óc thế nào? Các chính sách của công ty có được thực hiện thống nhất nhau hay không, và nếu không thì tại sao?

Bắt đầu một công việc mới là một sự chuyển biến chứa nhiều rủi ro. Bạn ít biết về công ty nhất là lúc bạn mới vào làm, nhưng những ấn tượng ban đầu từ bạn sẽ có thể lưu lại trong lòng mọi người rất lâu. Hãy làm những gì mà những nhân viên thông minh hay áp dụng và tìm sự cân bằng giữa bạn và họ. Hãy là chính bạn, nhưng lúc nào cũng phải chủ động. Hãy bình tĩnh, nhưng phải lắng nghe và đặt câu hỏi khi cần thiết. Cuối cùng là phải hiểu được văn hóa công ty và hòa nhập bản thân bạn vào môi trường mới này.

 

Source: YBOX
  1. Share to friends  

Other news

  1. 3 times turning down a promotion is better for your career
  2. 4 times asking "Why?" at work will benefit you
  3. 48 questions that'll make awkward small talk so much easier
  4. 4 reasons you really should appreciate being at the bottom of the ladder right now
  5. The 2 things you need to do before you openly disagree with your boss
  6. 7 communication changes that'll instantly make you a more effective speaker
  7. 4 crucial questions you need to ask yourself when deciding between multiple job offers
  8. 6 strategies that'll help you work with someone you really (really!) dislike
  9. Why "Follow Your Passion" is pretty bad advice
  10. 5 common cover letter phrases that are losing you the job

Find your dream jobs