Tôi Phải Trả Lời Như Thế Nào Về Việc Bị Sa Thải Trong Buổi Phỏng Vấn?

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm sau khi bị sa thải, hãy nhìn lại rằng thực tế tình huống của bạn không phải là hiếm trong thời điểm hiện nay. Chỉ trong 19 tuần vào năm 2020, hơn 53 triệu việc làm đã bị mất trong đại dịch coronavirus.

Bạn không muốn người phỏng vấn xem việc sa thải phản ánh khả năng làm việc của bạn. Vì thế, tìm hiểu cách xử lý tình huống này trong cuộc phỏng vấn và chuẩn bị trước để đảm bảo rằng việc bị sa thải không làm mất đi cơ hội được nhận việc của bạn.

Tôi giải thích như thế nào về việc bị sa thải trong cuộc phỏng vấn?

Người phỏng vấn thường sẽ đặt câu hỏi để tìm ra nguyên nhân cho bất kỳ khoảng thời gian nào mà bạn không có việc làm. Bạn cần phải trả lời với người phỏng vấn sao cho họ thấy rằng năng suất làm việc của bạn cao và việc bị sa thải không phải là kết quả của năng suất làm việc.

Hãy chuẩn bị lý do để giải thích việc công ty cũ sa thải là không phải do bạn. Ví dụ, việc sáp nhập hoặc mua lại công ty dẫn đến tình trạng trùng lập bộ phận và công ty phải sa thải. Hoặc công ty của bạn đang mất thị phần và cần phải cắt giảm nhân sự để giảm chi phí.

Nhiều trường hợp sa thải do các quyết định trên toàn doanh nghiệp, không phải do hiệu suất làm việc. Và, nếu bạn bị sa thải trong đại dịch coronavirus, bạn cũng có thể đề cập điều đó. 

Trả lời ngắn gọn

Câu trả lời cho câu hỏi này thường từ một hoặc hai câu là đủ. Bạn phải duy trì sự tích cực khi nói về những người sếp cũ hoặc công ty cũ. Tránh nhận xét chê bai đồng nghiệp cũ, sếp hoặc quản lý cấp trên. Hãy trung thực trong câu trả lời của bạn, vì công ty có thể xác thực lại những điều bạn nói với người sếp cũ của bạn về các trường hợp về việc bị sa thải.

Thể hiện giá trị đóng góp của bạn

Bạn cũng cần chia sẻ những đóng góp của mình ở vị trí cũ trong khi bạn được tuyển dụng. Hãy liệt kê ra những thành tựu bạn đạt được, đặc biệt là những thành tích đã tác động đến điểm mấu chốt cho bộ phận của bạn.

Giải thích những gì bạn đã làm để tăng doanh số, tiết kiệm tiền, gây quỹ, nâng cao chất lượng, giải quyết các vấn đề vận hành, v.v. Nhấn mạnh các kỹ năng, phẩm chất và kiến ​​thức mà bạn tận dụng để tạo ra những kết quả đó. Cung cấp các giai thoại, ví dụ và câu chuyện cụ thể minh họa cách bạn đã giúp bộ phận của mình đạt được mục tiêu .

Lấp đầy khoảng trống việc làm

Nếu bạn có nhiều hơn một khoảng cách việc làm (employment gap) trong hồ sơ xin việc, người phỏng vấn có thể sẽ hỏi bạn những gì bạn đã làm trong khi bạn đã nghỉ việc. Bạn hãy đưa ra những điều tích cực bạn đã làm nâng cấp các kỹ năng của bạn trong thời gian đó, chẳng hạn như tham gia các hướng dẫn trực tuyến hoặc làm công việc tự do, tư vấn hoặc tình nguyện. Bằng không thì bạn có thể nói "Tôi đã tìm kiếm việc làm kể từ khi tôi bị sa thải" nhưng tốt nhất bạn hãy đưa ra các câu trả lời hay hơn điểu này.

Nếu bạn bị sa thải và có những công việc khác kể từ đó, hãy đề cập đến nó để giải thích bạn làm việc đó để cải thiện yếu điểm của mình hoặc nâng cao các kỹ năng liên quan đến công việc. Nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên có tinh thần tự học hỏi và tự cải thiện. 

Người tham khảo

Lời chứng thực về hiệu suất làm việc của bạn bởi những người khác có thể giúp bù đắp bất kỳ mối quan tâm nào của nhà tuyển dụng về việc sa thải của bạn. Càng nhiều người tham khảo càng tốt, những người đó có thể là các giám sát viên cũ, cấp dưới, khách hàng, thành viên của hiệp hội nghề nghiệp của bạn hoặc các đồng nghiệp cũ.

Cung cấp cho các nhà tuyển dụng quyền truy cập dễ dàng vào các đề xuất này thông qua hồ sơ LinkedIn hoặc danh mục trực tuyến (online portfolio) của bạn.

Thể hiện công việc trước đây của bạn

Hãy tạo ra một danh sách các công việc từ trước đến nay, bao gồm cả công việc mà bạn đã nghỉ việc. Nó có thể là thiết kế, bảng tính, báo cáo, case study, slide thuyết trình, kế hoạch bài học và các dự án khác. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận không để lộ bất kỳ thông tin về các nhà tuyển dụng trước đây.

Chia sẻ với nhà tuyển dụng thông qua một link liên kết trong sơ yếu lý lịch của bạn đến trang web chuyên nghiệp hoặc trên hồ sơ Linkedin của bạn. Các công ty thấy bạn có kỹ năng và kiến ​​thức phù hợp cho công việc của họ nếu họ có thể thấy bằng chứng về các sản phẩm bạn đã làm.

Tận dụng mối quan hệ

Sự chứng thực của các ứng viên từ nhân viên tại các nhà tuyển dụng có thể có tác động mạnh mẽ đến các quyết định tuyển dụng.

Nếu bạn tạo ấn tượng tích cực, những cá nhân này có thể nói một lời tốt đẹp cho bạn và nó có thể giúp đối trọng với bất kỳ mối quan tâm nào của nhà tuyển dụng về việc bạn bị sa thải.

 

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

 

Source: The Balance Careers
  1. Share to friends  

Other news

  1. 5 Steps To Assess Conflict - Step 1: Understand Your Counterpart
  2. Don’t Work on Vacation. Seriously
  3. Calling out of Work? How to Go on an Interview Without Getting Fired
  4. How to Deal With a Bully in the Office
  5. How to Cope When You Feel Overwhelmed at Work
  6. Your Options For Handling Conflict (Part 4): Exit the relationship
  7. How to Work for a Cowardly Boss
  8. Your Options For Handling Conflict (Part 3): Do Nothing
  9. 3 Ways To Spot A Bad Boss In An Interview
  10. Does Your Boss Really Care About Your Happiness?

Find your dream jobs