Trước Khi Ra Sản Phẩm, Bạn Cần Lấy Phản Hồi Của Khách Hàng Như Thế Nào?

Những người sáng lập và nhà quản lý sản phẩm thường đưa ra các ý tưởng. Họ nghĩ rằng ý tưởng đó vô cùng tuyệt vời và họ tiến hành phát triển sản phẩm mà không có sự nghiên cứu kỹ càng. Họ cứ nghĩ rằng “Nếu tôi ra mắt sản phẩm này thì khách hàng sẽ tự tìm đến". Nhưng thực tế không phải vậy, họ có sản phẩm nhưng không có khách hàng và họ bắt đầu cải thiện lại nó với thời gian vô cùng hạn chế. Vì thế, để sản phẩm mình phù hợp với khách hàng của mình thì việc nói chuyện và khảo sát khách hàng để tìm hiểu xem họ cần gì là điều cần thiết nhất. 

1. Giả thuyết

Trước khi nói chuyện với khách hàng, bạn hãy viết ra các giả định của mình hoặc những gì bạn tin là đúng để doanh nghiệp của bạn hoạt động. Những giả định được dự đoán từ việc quan sát và nghiên cứu hành vi khách hàng.

Khi bạn đã viết ra các giả định, bạn nên đặt chúng vào một bảng có hai biến khác nhau: rủi ro và độ phức tạp. Rủi ro nói lên tầm quan trọng của giả định này đối với doanh nghiệp của bạn. Rủi ro cao có ý nghĩa nó là nền tảng cho ý tưởng của bạn. Độ phức tạp nói lên mức độ khó của việc kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ.

Khi bạn đã có bảng này, hãy bắt đầu hình thành giả thuyết theo dạng như sau: Chúng tôi tin rằng (người dùng mục tiêu) sẽ (hành động dự đoán) bởi vì (lý do). Sau đó, kiểm tra những cái có nguy cơ cao và dễ phức tạp trước.

2. Khách hàng

Cách tốt nhất để bạn kiểm tra các giả thiết của mình có đúng hay không là bạn hãy phỏng vấn người dùng. Bạn nên nói chuyện với khách hàng trong cả quá trình kiểm định (validation) và quá trình lặp (iteration).

Quá trình kiểm định: Mục tiêu là bạn xem sản phẩm của bạn có giải quyết được vấn đề thực sự hay không.

Quá trình lặp: Trong giai đoạn này, bạn đang cải thiện sản phẩm của mình và nói chuyện với khách hàng thực tế để xem họ có thích sản phẩm của bạn không, họ sẽ trải nghiệm những giá trị cao nhất từ ​​sản phẩm và xem xét xem những tính năng nào nên được bỏ đi hoặc thêm vào.

3. Phỏng vấn

Phỏng vấn người dùng là cách hữu ích nhất để thu thập dữ liệu định tính và rất quan trọng trong giai đoạn đầu khởi nghiệp của bạn. Đây là hai loại phỏng vấn bạn cần tiến hành trước khi ra sản phẩm:

Phỏng vấn khám phá: Mục tiêu ở đây là tìm ra liệu người dùng mục tiêu của bạn có gặp phải vấn đề mà bạn đã giả định trước và liệu họ có thể tiếp nhận giải phát này không. Bạn hãy đặt các câu hỏi mở và lắng nghe câu trả lời của họ. Họ càng nói, bạn càng thu thập được nhiều thông tin và bạn sẽ hiểu rõ về các sự thật ngầm hiểu (insight) của họ, họ đại diện cho một khách hàng của bạn. Ví dụ: "Bạn hãy cho tôi biết lần cuối cùng bạn đi du lịch và điều gì có thể làm cho chuyến đi của bạn tốt hơn."

Xác thực các cuộc phỏng vấn: Khi bạn có giả thuyết của mình, loại phỏng vấn này nhằm mục đích kiểm tra lý thuyết của bạn theo phương pháp khoa học. Các cuộc phỏng vấn thường rất hay bị lệch hướng mục đích của cuộc phỏng vấn vì người phỏng vấn thường đặt câu hỏi như, "Đây có vẻ là một ý tưởng tốt?" Vì thế để tránh điều đó, bạn cần lắng nghe nhiều hơn. Chỉ khi kết thúc cuộc phỏng vấn, bạn mới nên giải thích ý tưởng của mình.

4. Câu hỏi nên và không nên

Câu hỏi mở: Cung cấp cho người dùng sự linh hoạt nhất để họ có thể cởi mở nói chuyện về các vấn đề của họ. Đặt các câu hỏi như "cái gì" và "làm thế nào" để người dùng trả lời các câu hỏi mở. Bạn đừng sợ sự im lặng gây khó xử, bạn chỉ cần gật đầu để cho họ thấy bạn đang lắng nghe.

Câu hỏi dẫn dắt: Tránh đặt câu hỏi mà nó đã bao gồm câu trả lời bạn muốn. Đừng khiến mục đích của cuộc phỏng vấn bị phá hỏng chỉ bởi do câu hỏi bạn đặt ra. Chỉ có câu trả lời trung thực mới đem đến những thông tin hữu ích.

Câu hỏi nhị phân: Bạn đừng nên đặt những câu hỏi chỉ có có hai câu trả lời. Mục tiêu của câu hỏi này là 90% cuộc nói chuyện cho người dùng chia sẻ, vì thế mà những câu hỏi chỉ có 2 câu trả lời thường dẫn đến câu trả lời ngắn và không đem đến những thông tin hữu ích. Những câu hỏi như "Bạn có thích ý tưởng của tôi không?" có thể dẫn đến một câu trả lời không trung thực và không có ích.

5. Dữ liệu định tính và định lượng

Trò chuyện với khách hàng là việc rất quan trọng để bạn có thể thu thập dữ liệu định tính và đồng bộ với các nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.

Khi bạn có một sản phẩm, hãy đo các con số liên quan đến sự tăng trưởng, tính tương tác và tính duy trì - đây là lúc nghiên cứu định lượng xuất hiện. Kết hợp dữ liệu định lượng và định tính là chìa khóa giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất xung quanh việc quá trình lặp lại và tối ưu hóa cho đến khi bạn đạt được sản phẩm- phù hợp với thị trường.

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Source: Inc.
  1. Share to friends  

Other news

  1. The End of a Controversial Era: Is the Open Office Dying?
  2. 13 Job Search Books That Will Help You Land A Job You Love - Even In Tough Times
  3. What To Do If You Have Been Laid Off Due To COVID-19
  4. Should You Apply For Jobs You Are Qualified For Or Stretch Roles?
  5. 15 Quick Tips to Get Hired Fast
  6. How COVID-19 Will Change The Future Of Work
  7. Should You Apply For Jobs You Are Qualified For Or Stretch Roles?
  8. 3 Things You Need To Know About A May Job Search
  9. Making Sense of the Future After Losing a Job You Love
  10. These Changes Will Be Critical To Your Career Success After The Coronavirus Crisis

Find your dream jobs