16 yếu tố tạo nên thương hiệu tuyển dụng

Ngày nay, mọi người không chỉ đơn giản là muốn kiếm tiền nữa. Họ muốn một mục tiêu, họ muốn một văn hóa, họ muốn có thêm bạn bè, con đường để tiến xe hơn, họ muốn học hỏi hay tóm lại, họ muốn là chính bản thân mình trong công việc. Đó là lí do có sự tồn tại của thương hiệu tuyển dụng. Thương hiệu tuyển dụng có tất cả những điều khiến bạn trở thành một nhà tuyển dụng thu hút.

Theo nghiên cứu, dưới đây là 16 yếu tố cốt lõi để tạo nên thương hiệu tuyển dụng mà công ty bạn nên tiếp cận và quản lý để đảm bảo một thương hiệu tuyển dụng thu hút.

1.Thăng tiến trong công việc

Đây là quá trình phát triển và cơ hội nghề nghiệp mà công ty của bạn dành cho nhân viên của mình. Một vấn đề mà các doanh nghiệp lớn cũng đang gặp phải. Và theo như Gallup. 87% thế hệ millennial nói rằng sự phát triển theo định hướng chuyên nghiệp hay những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp rất quan trọng đối với họ.

 

2. Học hỏi và phát triển

Đó là cách một tổ chức phát triển khả năng và kỹ năng của nhân viên của họ như thế nào. Monster báo cáo rằng nếu bạn đầu tư 3.5% tiền lương vào việc đào tạo, bạn có thể đạt được tăng trưởng đến 40% trong kỹ năng. Đó là một con số rất lớn và đáng để cân nhắc. Không phải tất cả nhân viên đều có kỹ năng tuyệt vời ngay từ lúc bắt đầu. Việc đào tạo có ảnh hưởng rất quan trọng.

 

3. Cân bằng công việc – cuộc sống

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của một nhân viên chính là chìa khóa, đặc biệt đối với những người đã lập gia đình, với sự đam mê và thích thú họ muốn đạt được nhiều thứ khác ngoài công việc. Cuộc sống không chỉ đơn thuần xoay quanh công việc. Một sự cân bằng là cần thiết.

 

4. Thỏa mãn trong công việc

Đây là cảm giác thỏa mãn và trọn vẹn mà nhân viên của bạn đạt được trong công việc. Theo như HBR, những doanh nghiệp có nhân viên tích cực tham gia và mức độ thỏa mãn cao trong công việc thì sẽ 100% nhận được nhiều đơn ứng tuyển hơn. Điều này có thể dễ dàng suy ra được.

Nếu mọi người nhìn thấy các nhân viên vui vẻ và thỏa mãn cao trong công việc ở những nơi như Instagram, Facebook và Twitter thì bạn sẽ dễ nhận được đơn ứng tuyển tương tự hơn.

 

5. Văn hóa và giá trị

Dưới đây là những giá trị và hành vi công ty bạn mang lại:

  • Đây có phải là một công ty hoạt động liêm chính?
  • Văn hóa của công ty có dựa vào teamwork?
  • Ngài có từng cân nhắc khiến công ty trở thành văn hóa hướng đến kết quả?

Đó là tất cả những khía cạnh chúng ta tìm thấy ở Số liệu Thương hiệu tuyển dụng nếu những gì bạn nói bên ngoài về văn hóa công ty có phù họp với văn hóa nội bộ công ty không.

 

6. Môi trường

Có một môi trường vật chất đầy đủ mang lại rất nhiều lợi ích. Nó có thể giúp tăng năng suất, sự kết hợp, học hỏi và nhiều hơn nữa. Và môi trường của bạn trong rất nhiều trường hợp chính là yếu tố đại diện của văn hóa của bạn.

 

7. Sự đa dạng và bao hàm

Liệu công ty của bạn có phải là nơi tạo ra một môi trường đa dạng và bao hàm? Ứng viên muốn trở thành một phần của một công ty với một nhóm làm việc đa văn hóa và một công ty mà chấp nhận tất cả mọi người không quan trọng họ là ai.

McKinsey báo cáo rằng công ty với hội đồng quản trị đa dạng có mức hoàn vốn chủ sở hữu cao hơn 95% so với những hội đồng kém tính đa dạng hơn.

 

8. Sứ mệnh và mục tiêu

Đây là những mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn toàn diện sẽ theo suốt quá trình làm việc của công ty.

Một báo cáo khác của Gallup nói rằng chỉ có 40% thế hệ nhân viên millennial được khảo sát cảm thấy có sự gắn kết chặt chẽ với sứ mệnh của công ty. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần và gây ra mức độ đóng góp thấp trong công việc.

 

9. Lương thưởng

SHRM báo cáo rằng 56% nhân viên tin rằng được trả với mức lương cạnh tranh so với thị trường chung là rất quan trọng. Nên nếu bạn không trả cho nhân viên của mình một mức giá cạnh tranh, họ sẽ rời đi. Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của lương thưởng.

 

10. Lợi ích

Những lợi ích không về tài chính công ty của bạn mang lại có thể là:

  • Bảo hiểm sức khỏe và y tế
  • Bữa ăn miễn phí hoặc trợ cấp
  • Thời gian giải lao
  • Nghỉ ốm
  • Kế hoạch nghỉ hưu

Và còn nhiều hơn thế nữa. Việc bạn hiểu những lợi ích gì nhân viên của bạn muốn có được quan trọng hơn nhiều so với việc ném hàng tá những lợi ích cho họ.

 

11. CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)

Sự đóng góp của bạn cho xã hội và môi trường đang trở nên ngày càng quan trọng đối với mọi người. Nielsen nói rằng 67% nhân viên cho rằng trách nhiệm với cộng đồng và môi trường của doanh nghiệp là thiết yếu khi lựa chọn công ty để làm việc.

 

12. Team và mọi người

Những người nhân viên của bạn làm việc cùng là những người họ trải qua nhiều thời gian nhất trong ngày với. Cho nên, bắt buộc những mối quan hệ này phải tốt đẹp.

Những ứng viên tiềm năng nhìn vào từ bên ngoài cũng muốn tìm hiểu về những nhân viên khác khi tìm cách thích nghi với công ty.

 

13. Quản trị và tổ chức

Đây là cấu trúc quản lý, lãnh đạo và tổ chức của công ty. Fortune báo cáo rằng 50% nhân viên bỏ việc nếu họ có vấn đề với quản lý của mình. Quản lý là những người có thể tạo ra cơ hội đồng thời cũng có thể phá vỡ chúng.

 

14. Danh tiếng công ty

Trong thời đại kết nối xã hội hiện đại như ngày nay, công việc của bạn thường phần nào phản ánh danh tiếng của bạn và rất nhạy cảm với những gì có thể tổn hại đến danh tiếng của bạn.

Danh tiếng là mọi thứ. Nó cần thiết để bạn tồn tịa được. Nếu khách hàng tin bạn, ứng viên tin bạn. Và ngược lại.

 

15. Thay đổi và ổn định

Các doanh nghiệp luôn biến đổi, dù trong việc tuyển dụng, cải tổ hay đạt được những mối làm ăn mới. Trong quá trình này, mọi người sẽ bị ảnh hưởng. Những ảnh hưởng thường thấy của sự thay đổi như:

  • Nỗi sợ hãi
  • Sự nhiệt tình
  • Sự giận dữ
  • Sự mâu thuẫn

Hiểu được những phản ứng về mặt cảm xúc của họ giúp bạn hình dung được tầm ảnh hưởng của những thay đổi này và bạn có xu hướng tìm thấy nhân viên của mình hay chia sẻ những vấn đề này trên mạng xã hội.

 

16. Sự đổi mới và công nghệ

Theo như Randstad, 79% người đã tốt nghiệp nói rằng làm việc cho một công ty đối mới rất quan trọng đối với họ. Nếu bạn măc kẹt trong những phương hướng cũ hay không sẵn lòng để đón nhận rủi ro, bạn sẽ bị bất lợi.

Những ứng viên tiềm năng, những người đánh giá cao yếu tố này sẽ lên những trang như Twitter, Quora, Indeed, Instagram và nhiều trang khác để xem liệu công ty của bạn có bao gồm những yếu tố này và có phù hợp với mục tiêu của họ không.

 

Nguồn: Theundercoverrecruiter

Dịch và biên soạn: Findjobs.vn

 

 

Các tin khác

  1. Văn Hóa Công Ty Của Bạn Có Độc Hại?
  2. 5 Bài Học Từ Loài Bướm Dạy Con Người: Phải Nỗ Lực, Nỗ Lực Đến Cùng Kiệt Mới Có Thể Gặt Được Thành Công
  3. Bạn Nên Làm Gì Để Thúc Đẩy Nhân Viên Phát Triển
  4. Văn Hóa Cúi Đầu Của Người Nhật Bản: Sự Giao Thoa Giữa Nét Đẹp Của Các Đức Hạnh Cổ Xưa Với Xã Hội Hiện Đại
  5. 5 lý do khiến nhân viên của bạn muốn rời đi
  6. Nguyên Nhân Câu Chuyện Của Nhân Viên Có Thể Tạo Nên Hay Phá Vỡ Văn Hóa Của Công Ty
  7. 5 Bí Kíp Thu Phục Đối Tác Cần Ghi Nhớ
  8. Tại sao nhà tuyển dụng cần lắng nghe yêu cầu đào tạo của nhân viên?
  9. Làm Thế Nào Thúc Đẩy Năng Suất Cho Team Của Bạn
  10. Hai Kỹ Năng Giúp Bạn Thành Công Trên Mọi Bàn Đàm Phán