Vì COVID-19, đã có nhiều công ty khuyến khích nhân viên của mình làm việc tại nhà. Đối với một số người, làm việc từ xa là một khái niệm mới và cần phải làm quen với nó. Dưới đây là một số mẹo để làm việc từ xa của Google Primer để giúp bạn làm việc hiệu quả trong hoàn cảnh này.
Dù cho làm việc ở nhà có là một sự lựa chọn của bạn hay là một tình thế bắt buộc, thì làm việc tại nhà cũng có những lợi ích của nó như hạn chế tình trạng phải di chuyển hàng ngày của bạn. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn phải tự thúc đẩy bản thân và tận dụng thời gian của mình như khi làm việc tại văn phòng.
“Thiết lập một không gian làm việc cố định có thể giúp cho bộ não của bạn hiểu được bạn phải làm việc.”
1. Để công việc kích hoạt não bộ của bạn
Khi bạn làm việc tại văn phòng, thói quen chuẩn bị và việc đi lại giúp bộ não của bạn hình thành sự sẵn sàng cho cả ngày. Khi bạn làm việc từ xa, bạn có thể khởi động một ngày của mình bằng những cách thông thường như tập thể dục, đọc tin tức hoặc uống cà phê.
Một không gian làm việc cũng chính là chiếc chìa khóa quan trọng. Nếu như bạn có thể ngồi xuống và làm việc hiệu quả ở bất cứ đâu, điều đó là một sự tuyệt vời. Nếu bạn cần nhiều không gian hơn, hãy thiết lập một nơi cố định – cho dù đó là một phòng riêng biệt, bàn làm việc đầy đủ hay chỉ là một phần của bàn bếp – có thể giúp cho não của bạn nhận biết được nơi bạn làm việc hiệu quả và không bị mất tập trung.
Về vấn đề bị mất tập trung: Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi làm việc tại nhà. Để giữ cho não bộ của bạn ở trạng thái phù hợp, cần tránh những việc không liên quan trong thời gian làm việc của bạn. Ví dụ như: sắp xếp một khoảng thời gian riêng để giặt đồ thay vì giải quyết chuyện giặt giũ trong lúc đang hoàn thành bài thuyết trình cho công việc.
2. Lập danh sách những việc cần làm để tạo động lực
Một danh sách những việc cần làm đơn giản có thể làm nên điều kỳ diệu giúp bạn luôn có tổ chức, có động lực và làm việc hiệu quả khi làm việc ở nhà. Khi bạn lên danh sách cho mình, hãy đặt ra các mục tiêu lớn mang tính chất dài hạn, như hoàn thành một dự án, cũng như đừng quên các mục tiêu nhỏ, hoàn thành chúng để đạt được những mục tiêu lớn đó. Việc rà soát lại những mục tiêu nhỏ hơn đó giúp cho bạn biết bạn đang hoàn thành đúng tiến độ, điều này củng cố cho sự tích cực trong suốt một ngày làm việc cũng như đem lại cảm giác công việc có thể thực hiện dễ dàng hơn nhiều khi nó không còn là một nhiệm vụ khổng lồ.
Viết ra danh sách của bạn thay vì chỉ để nó trong đầu của bạn. Bạn không nhất thiết phải dành không gian trong đầu của mình chỉ để liên tục ghi nhớ những gì cần phải làm.
3. Lập thời gian biểu cho tất cả mọi thứ
Làm việc tại nhà đòi hỏi một lịch trình giống như một công việc văn phòng thông thường, trừ khi bạn là người làm việc độc lập hoàn toàn. Đây không có nghĩa là cả ngày của bạn chỉ phải làm việc (điều này thực sự quan trọng vì bạn cần phải nghỉ ngơi thường xuyên để làm mới tinh thần, thể chất và cảm xúc), thế nhưng bất cứ thứ gì không liên quan đến công việc của bạn cũng cần phải được lên lịch.
Khi tạo lịch trình cho mình, hãy nghĩ đến những thứ ràng buộc trong cuộc sống của bạn cũng như những thói quen hằng ngày mà bạn cần phải chăm chút. Ví dụ nếu như bạn đã có con, hãy đưa việc chăm sóc con mình vào thời gian biểu của bản thân chẳng hạn như tránh thời gian làm việc ở thời điểm đưa đón con đến trường. Hoặc nếu bạn có sở thích chơi thể thao hay tham gia các hoạt động tình nguyện, hãy sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc trước hoặc sau những hoạt động này.
Sau khi thiết lập lịch trình của bản thân, hãy chia sẻ nó cho đồng nghiệp của bạn. Bằng cách này, họ sẽ biết khi nào bạn có thời gian để gặp nhau hay những khoảng thời gian bạn dành cho chuyện cá nhân. Đây cũng là một ý tưởng tốt để đảm bảo bạn bè và gia đình hiểu lịch trình của bạn và tôn trọng nó. Hãy đặt ranh giới và kỳ vọng của bản thân bằng cách cho họ biết rằng làm việc từ xa không có nghĩa là bạn lúc nào cũng rảnh.
4. Lên quy trình làm việc
Làm việc tại nhà nghe có vẻ như là một quá trình độc lập thế nhưng nó vẫn liên quan đến việc tương tác với người khác như họp hành, nhận nhiệm vụ, đưa ra các quyết định và nhận phản hồi công việc. Vì vậy, điều quan trọng là thiết lập các phương thức làm việc với nhau trong khi bạn làm việc từ xa.
Mặc dù email có thể hiệu quả trong việc đưa ra các quyết định chính thức hoặc chuyển thông tin, nhưng hộp thư đến của mọi người sẽ bị tắc nghẽn nhanh chóng. Nếu bạn cần đặt ra các câu hỏi nhanh hoặc gửi cập nhật nhanh cho nhóm của mình, các ứng dụng trò chuyện như Google Hangouts hoặc Slack là một lựa chọn tốt hơn email.
Brainstorming hoặc thảo luận chi tiết thường yêu cầu một cuộc họp chính thức. Thảo luận trực tiếp thường giúp việc cộng tác tốt hơn, vì vậy bạn có thể xem xét đến việc họp trực tuyến trong thời điểm này. Thảo luận trực tuyến cũng là một cách tuyệt vời để nhóm của bạn cập nhật thông tin với nhau. Điều này có thể giúp bạn theo kịp những gì người khác đang làm và cũng giúp mọi người báo cáo lại những vấn đề có thể bị lãng quên khi không thể chia sẻ tại nơi làm việc.