6 Kỹ Năng Mềm Hàng Đầu Cho Nhà Tuyển dụng

Tôi thường nói rằng nghề nghiệp của một nhà tuyển dụng bao gồm ít nhất chín công việc khác nhau: copywriter/ nhà báo, quản lý SMM, quản lý bán hàng, nhà tâm lý học, nhà phân tích, nhà đàm phán, nhà ngôn ngữ học, thám tử và quản lý dự án. Tuy nhiên, thêm vào đó điều quan trọng nhất của một nhà tuyển dụng là phát triển những kỹ năng mềm khác để tăng tương tác với khách hàng cũng như ứng viên một cách hiệu quả.

Kỹ năng mềm, hay còn gọi là một kỹ năng linh hoạt, là một tập hợp những kỹ năng phẩm chất của một cá nhân. Nhiều kỹ năng mềm khá quan trọng đối với nhà tuyển dụng. Đó là lý do tại sao trong những năm gần đây có nhiều người chú ý đến các kỹ năng mềm.

Không giống với những kỹ năng cứng khác, chúng là tập hợp những kỹ thuật đặc điểm cần thiết để thực hiện một công vụ cụ thể (như kế toán viên sẽ tạo bảng cân đối kế toán), kỹ năng mềm vẫn có thể tận dụng được những đặc điểm của tâm lý xã hội của người liên quan đến một ngành nghề cụ thể. Và đó cũng là lý do quan trọng khiến cho kỹ năng mềm trở nên quan trọng.

Giao tiếp thành thạo

Nhà tuyển dụng thường sẽ giao tiếp rất nhiều, họ sẽ gọi điện đến khách hàng hoặc thực hiện phỏng vấn với các ứng viết, viết email cho các chuyên gia và liên lạc với họ. Do đó, khả năng thể hiện suy nghĩ rõ ràng của một nhà tuyển dụng đặc biệt quan trọng. Để đạt được những kết quả đặc biệt, bạn cần có khả năng giao tiếp thành thạo.

Khả năng giải quyết xung đột

Nhà tuyển dụng thường xuyên sẽ ở trạng thái là người đứng giữa khách hàng và ứng viên. Điều quan trọng để giải quyết những xung đột một cách nhanh chống đó là tìm ra cách giải quyết chúng. Có thể xây dựng một chiến lược hành vi để cuối cùng hai bên không phải rơi vào tình huống khó xử. Do tuyển dụng có đặc thù của nó, và cũng khá căng thẳng. Các tình huống khó khăn diễn ra ở nơi làm việc (như trong bất kỳ công việc nào khác có liên quan đến tương tác thường xuyên với mọi người)

Khả năng chịu áp lực

Một phần không thể thiếu trong công việc của nhà tuyển dụng: Chúng tôi đang cần tuyển dụng các vị trí khẩn cấp, cần nhanh chóng hành động và chịu được áp lực trước nhiều yếu tố tác động. Ví dụ, tôi nhớ đội ngũ nhà tuyển dụng của tôi đã từng phải tìm một số ứng cử viên chỉ trong vài ngày. Chúng tôi đã có hai tuần để tìm kiếm bốn chuyên gia có thể bắt đầu công việc của họ tại công ty của khách hàng cùng một lúc.

Ví dụ, tại thị trường công nghệ thông tin thường yêu thích tốc độ- mọi thứ thay đổi tại đây diễn ra rất nhanh, để theo kịp những thay đổi bạn cần có những hành động nhanh chóng. Ngoài ra, sự thiếu hụt nhân sự rất trầm trọng (đặc biệt là đối với một số vị quan trọng), và cuộc đấu tranh với mỗi ứng cử viên cũng là nghiên cứu quan trọng. Thông thường chuyên gia giao tiếp với một số cơ quan tuyển dụng cùng một lúc.

Điều quan trọng đối với nhà tuyển dụng là có thể duy trì nhịp điệu của công việc bận rộn và để nó không ảnh hưởng đến kết quả.

Kỹ năng làm việc nhóm

Một nhóm có nghĩa là làm việc cùng nhau, tìm kiếm cơ hội cho sự thỏa thuận, lắng nghe lẫn nhau và hiểu rằng kết quả cuối cùng còn phụ thuộc vào hành động hợp tác của bạn. Nguyên tắc tương tự cũng sẽ được áp dụng trong việc tuyển dụng. và khả ăng làm việc theo nhóm sẽ giúp nhà tuyển dụng xây dựng được việc giao tiếp hiệu quả, đặc biệt là với đồng nghiệp.

Sự quyết đoán và linh hoạt

Tôi đặt cả kỹ năng này vào kỹ năng mềm này vào cùng một thể loại vì một lý do những kỹ năng này (ít nhất trong tuyển dụng) không thể có hoạt động khác nhau. Tại sao? Điều quan trọng là một điều để một nhà tuyển dụng có thể đứng vững, biết biết rõ họ muốn gì và quyết đoán. Một lần nữa, nếu không có khả năng thể hiện sự vững chắc kịp thời, có thể khó chịu được sự căng thẳng cao mà bạn phải đối mặt gần như mỗi ngày trong tuyển dụng.

Tuy nhiên, nếu một nhà tuyển dụng không thể linh hoạt, thì họ khó có thể xây dựng được một sự tương tác hiệu quả với mọi người và tiến trình đàm phán. Câu nói “giống như một thân cây và giống như thép” đã tìm thấy sự phản ánh tốt trong tuyển dụng. Đôi khi bạn cần có khả năng thể hiện sự linh hoạt để đạt được kết luận thành công của các cuộc đàm phán.

Tư duy phản biện

Một nhà tuyển dụng thường cần phải đưa ra quyết định trong khi làm việc với rất nhiều thông tin. Tư duy phản biện giúp bạn nhìn nhận khách quan một vấn đề cụ thể, cân nhắc tất cả những ưu và nhược điểm, và đưa ra quyết định cân bằng, có chủ ý. Kỹ năng tư duy phê phán phát triển cho phép bạn luôn làm cho quan điểm của bạn về các sự kiện hoặc khoảnh khắc nhất định rõ ràng, mà không dễ dàng bị thuyết phục bằng cách này hay cách khác bởi người khác hoặc phương tiện truyền thông.

Một lần nữa, kết hợp với sự quyết đoán và linh hoạt, tư duy phản biện giúp bạn đàm phán hiệu quả, cũng như xây dựng các chiến lược hành vi và giao tiếp có thẩm quyền với cả khách hàng và ứng viên.

Tuy nhiên, trong khi phát triển các kỹ năng mềm, điều quan trọng là không quên các kỹ năng "cứng", bởi vì chúng sẽ chỉ mang lại kết quả hữu hình với nhau, bổ sung cho nhau. Một nhà tuyển dụng toàn sao có thể giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, khách hàng và ứng viên. Nếu một nhà tuyển dụng thể hiện kỹ năng cứng tốt, thì việc sử dụng các kỹ năng mềm có thể đóng góp thêm cho sự phát triển chuyên nghiệp của họ và mang lại những cơ hội mới. 

Dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Forbes

 

Các tin khác

  1. 3 Khía Cạnh Chủ Doanh Nghiệp Cần Tập Trung
  2. Những Sai Lầm Phổ Biến Trong Tuyển Dụng
  3. 5 Quyển Sách Truyền Cảm Hứng Cho Doanh Nhân
  4. 3 Điều Kiện Có Thể Mang Tài Năng Trở Lại
  5. 3 Lời Khuyên Để Các Nhà Đào Tạo Làm Việc Từ Xa Với Nhóm
  6. 4 Câu Hỏi Phỏng Vấn Độc Đáo Giúp Bạn Tìm Ra Những Nhân Viên Giỏi Nhất
  7. 6 Điểm Yếu Phổ Biến Của Các Nhà Lãnh Đạo Và Cách Để Khắc Phục
  8. Những Lầm Tưởng Khi Làm Lãnh Đạo Mà Bạn Không Nên Tin
  9. Lãnh đạo toàn diện: Lãnh Đạo Nhân Viên Của Bạn Như Những Người Bạn
  10. Làm Thế Nào Để Bạn Tuyển Dụng Và Giữ Chân Nhân Viên Linh Hoạt?