Cách Giải Quyết Mọi Khó Khăn Nhanh Nhất

Công ty gặp vấn đề cần thuê người giải quyết, tiến sĩ ra giá gần 1.000 USD, anh chàng sinh viên chỉ tốn 500 nghìn đồng để xử lý: Cách làm khiến ai cũng kinh ngạc!

Giải pháp của anh chàng sinh viên khiến cả bộ phận quản lý nhận ra rằng: Đơn giản hóa vấn đề chính là cách nhanh nhất để giải quyết mọi khó khăn.

 

 

Có hai công ty đối thủ cùng kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất bánh xà phòng. Họ đồng thời gặp vấn đề trong khâu sản xuất, dây chuyền xảy ra trục trặc ở bộ phận đóng gói khiến cho khá nhiều bao bì rỗng chưa được nhét xà phòng đã bị đẩy ra hoàn thiện. Vấn đề không được phát hiện kịp thời để khắc phục đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đầu ra và uy tín trên thị trường. Để tìm được biện pháp giải quyết nhanh nhất, họ quyết định thuê người bên ngoài về giải quyết vấn đề cho mình.

Công ty đầu tiên sau khi họp bàn đã ngỏ ý sẽ bỏ một số tiền lớn để mời một tiến sỹ về thiết kế các sản phẩm ứng dụng công nghệ tự động để sửa chữa lại dây chuyền của mình. Vị tiến sỹ đã tổ chức một nhóm nghiên cứu gồm cả chục người, sử dụng kết hợp các kỹ thuật cơ học, vi điện tử, tự động hóa, tia X quang và nhiều công nghệ khác nhau để khắc phục.

Bất cứ khi nào một hộp xà phòng rỗng đi qua dây chuyền sản xuất, các máy dò ở cả hai bên sẽ phát hiện trọng lượng khác biệt và điều khiển một cánh tay robot tự động tới đẩy hộp xà phòng rỗng đi. Toàn bộ chi phí cho giải pháp đã tiêu tốn của công ty gần 1 ngàn đô la để giải quyết vấn đề.

Trong khi đó, công ty thứ hai lại nhận được lời đề nghị thử sức của một anh chàng sinh viên. Điều đáng ngạc nhiên là cậu sinh viên này thậm chí còn đang học khoa Nông nghiệp, không liên quan gì tới ngành Kỹ thuật hay Cơ khí cả.

Quản lý công ty đã rất ngạc nhiên và hỏi: "Cậu thật sự có đủ năng lực để khắc phục vấn đề này sao?"

Chàng trai trẻ trả lời: "Ông yên tâm đi, chắc chắn biện pháp của tôi sẽ có hiệu quả rất nhanh thôi”.

Quản lý công ty tiếp tục hỏi: "Bằng cách nào mà nhanh vậy cơ chứ?"

Anh sinh viên chỉ nói: "Ngày mai tôi sẽ đưa giải pháp của mình tới, lúc đó, ông hãy đến kiểm tra kết quả là được”.

Hôm sau, tại xưởng sản xuất, anh sinh viên đã mang tới một chiếc quạt điện công nghiệp công suất lớn đặt ở phía cuối mỗi băng chuyền sản xuất, ngay trước bộ phận hoàn thiện. Những luồng gió cực mạnh từ chiếc quạt thổi ra khiến những bao bì rỗng không có xà phòng bên trong bị thổi bay ngay lập tức. Chỉ còn những hộp xà phòng chuẩn theo quy định còn sót lại trên dây chuyền, rồi thuận lợi tiến vào giai đoạn hoàn thiện.

Hiệu quả chính xác đạt được ở đây là 100%. Nhưng giá thành của nó chỉ tốn duy nhất 25 đô la khiến vị quản lý công ty vô cùng kinh ngạc. Họ quyết định trả cho cậu sinh viên một khoản hậu hĩnh nhờ biện pháp thông minh này.

Câu chuyện này cho chúng ta biết rằng:

1. Kiến thức cao không nhất thiết đem tới năng suất cao.

Có câu nói rằng "Đi nhanh quá có ngày sẩy chân" hoặc như "Thông minh quá tất bị thông minh hại". Đối với những vấn đề đơn giản, chỉ cần nhìn vào bản chất đơn giản của nó để giải quyết, không nhất thiết phải phức tạp hóa vấn đề lên.

2. Nếu không đủ kỹ năng, vậy nhất định phải thừa sáng tạo.

Mục đích của sáng tạo không phải lúc nào cũng là nghệ thuật hay để tô điểm thêm cho mọi thứ. Sáng tạo đôi khi chỉ là cách giúp chúng ta nhìn nhận một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, rồi từ đó tìm ra phương pháp đơn giản các quy trình và tạo ra những giải pháp hợp lý hơn. Đôi khi, chính sự đơn giản mới là khởi nguồn cho cảm hứng sáng tạo.

3. Không quan trọng giá cả thế nào, trình độ ra sao, sự phù hợp mới là điều quan trọng nhất.

Sự phù hợp bao giờ cũng đem tới cảm giác cân bằng tốt nhất cho bất cứ sự vật, hiện tượng nào. Chẳng hạn như, dù chúng ta mua một chiếc nhẫn đính kim cương đắt giá đến mấy, nhưng nó không thích hợp với kích cỡ của ngón tay mình, thì chiếc nhẫn đó cũng chẳng có tác dụng gì cả. Hay như một bộ vest hàng chục triệu đồng của nhãn hàng thời trang nổi tiếng đôi khi cũng không bằng một bộ trang phục thoải mái, vừa người của cửa hàng may quần áo gần nhà.

Do đó, hãy nhìn vào bản chất của sự việc để có cái nhìn đánh giá đúng đắn nhất. Từ đó, chúng ta mới tìm được phương hướng giải quyết vấn đề thích hợp nhất.

Nguồn: Cafebiz

 

Các tin khác

  1. Bạn Muốn Phát Triển Quan Hệ Đối Tác Mạnh Mẽ?
  2. Bài Học Quản Trị Bản Thân Và Thuật Dùng Người Của Tào Tháo
  3. 5 Câu Hỏi Giúp Nhận Diện Văn Hóa Của Công Ty Bạn
  4. Làm Thế Nào Để Trở Thành Lãnh Đạo Của Các Lãnh Đạo?
  5. 3 Lý Do Tại Sao Những Doanh Nhân Có Tầm Nhìn Nên Thất Bại
  6. Một Cách Đáng Ngạc Nhiên Để Truyền Cảm Hứng Cho Nhân Viên
  7. 3 Sai Lầm Người Quản Lý Mới Thường Mắc Phải Và Cách Để Né Tránh
  8. Giữ người tài ở start-up làm sao cho đúng?
  9. Nhân Viên Xuất Sắc Được Thăng Chức Lên Quản Lý: Hãy Cẩn Trọng, Có Thể Công Ty Bạn Vừa Mất Một Nhân Viên Giỏi Và Có Thêm Một Vị Sếp Tồi!
  10. 16 yếu tố tạo nên thương hiệu tuyển dụng