Dù bạn là ứng viên hay nhà tuyển dụng, thì ít nhất một lần, bạn đã trải qua một cuộc phỏng vấn “cứng ngắc”. Bắt đầu với một cái bắt tay cho đúng nguyên tắc, tiếp theo đó là những câu hỏi nằm trong khuôn khổ và những câu trả lời đã được chuẩn bị sẵn từ trước.
Trên thực tế, những cuộc phỏng vấn giống vậy sẽ không mang lại kết quả khả quan. Công ty sẽ không xác định được những ứng viên có phù hợp với mình không, và những ứng viên tham gia phỏng vấn cũng sẽ rất khó khăn để hiểu rõ về văn hóa cũng như cung cách làm việc tại công ty. Thay vào đó, hãy thử một kịch bản khác với cách phỏng vấn mang nhiều tính chất ngẫu nhiên hơn. Bạn cần tạo cơ hội cho những ứng viên được thể hiện nhiều hơn, nhưng vẫn phải làm cho họ hiểu rằng công ty là một môi trường làm việc tuyệt vời và phù hợp. Hãy xem qua những lời khuyên dưới đây:
Thể Hiện Văn Hóa Làm Việc Của Doanh Nghiệp
Một cuộc phỏng vấn thoải mái về cả hình thức lẫn không gian là một trong những cách tốt nhất để thể hiện văn hóa của công ty. Nếu đó là một cuộc phỏng vấn mà ứng viên là một chuyên viên, nhưng bạn lại tạo ra một môi trường mà cấp bậc nhân viên được phân biệt rõ rệt. Như vậy không chỉ khiến ứng viên của bạn sợ hãi mà còn vô tình tạo áp lực lên các đồng nghiệp còn lại.
Quy định về trang phục cũng là một điểm nên lưu ý để tạo không khí thoải mái hơn trong cuộc phỏng vấn. Nếu công ty bạn có phong cách ăn mặc đơn giản, hãy lưu ý với ứng viên để họ có sự chuẩn bị thoải mái hơn. Nếu được, hãy cố gắng phỏng vấn ở một không gian mở để tránh bầu không khí mang nhiều áp lực.
Khai Thác Các Kĩ Năng Mềm
Hồ sơ xin việc của ứng viên thường bao gồm thông tin về kinh nghiệm học tập, làm việc và các kĩ năng mềm được viết một cách chừng chung. Việc xác định các kĩ năng mềm mà ứng viên có sẽ rất khó khăn. Theo báo cáo Xu hướng Nhân tài Toàn cầu năm 2019 (2019 Global Talent Trends Report), 80% nhà quản lí nhân sự và doanh nghiệp tin rằng các kĩ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng đối với thành công của công ty.
Cách tốt nhất để có thể khám phá và xem xét các kĩ năng mềm của ứng viên là biến buổi phỏng vấn thành cuộc trò chuyện thông thường. Trong một buổi phỏng vấn thông thường, ứng viên thường có xu hướng thể hiện các điểm ấn tượng của họ đã đề cập trong hồ sơ. Nhưng nếu bạn tạo cho họ môi trường đủ thoải mái thì việc làm cho ứng viên có thể chia sẻ nhưng câu chuyện đằng sau chiếc CV không thực sự khó khăn.
Môt buổi phỏng vấn thông thường sẽ tạo không khí căng thẳng, làm cho ứng viên không thể thoải mái chia sẻ. Hãy cố gắn thêm vào những yếu tố khác biệt một chút, bạn sẽ thấy được nhiều điều ở ứng viên hơn. Công việc của nhà tuyển dụng không chỉ tìm người có thể đáp ứng được yêu cầu về công việc, mà còn phải tìm được nhân tố thực sự phù hợp với doanh nghiệp.
Luôn Nhớ: Không Ai Hoàn Hảo Cả
Trong buổi “trò chuyện”, khi ứng viên có thể thoải mái chia sẻ về những câu chuyện của mình, đương nhiên họ sẽ để lộ những khuyết hay nhưng quá khứ không tốt đẹp của bản thân. Ngược lại, trong một cuộc phỏng vấn thông thường, người phỏng sẽ khó nhìn ra những gì mà ứng viên cố gắng che đậy, thông qua những câu trả lời hoàn hảo mà họ đã chuẩn bị. Nếu bạn là người phỏng vấn, hãy cố gắng tập trung vào nhưng điểm tốt của ứng viên, lưu ý nhưng điểm có thể khắc phục để có thể phác họa nhiều khía cạnh của nhân viên tương lai trước khi thuê họ, hơn là liên tục chỉ trích và để ý các khuyết điểm sau khi họ vào làm việc.
Phương thức phỏng vấn “khác thường” này sẽ để lộ những điểm không tốt của công ty bạn. Nhưng hãy nhìn ở góc độ của một người xin việc, họ luôn muốn hiểu rõ về công ty, về môi trường mà họ sẽ làm việc. Mọi người sẽ vui vẻ hơn trong công việc nếu họ biết rõ họ đang mong đợi điều gì và những người khác mong đợi gì ở họ.
Buổi phỏng vấn dù bằng phương thức nào vẫn là phỏng vấn. Hãy chuẩn bị kĩ, cố gắng tạo không khí của cuộc trò chuyện hơn là một cuộc chất vấn. Thể hiện văn hóa làm việc của doanh nghiệp, giảm không khí căng thẳng, và phải luôn hiểu rằng ai cũng có khuyết điểm. Đó là cách giúp bạn gặp được đúng người mà doanh nghiệp tìm kiếm.
Phiên dịch bởi: Findjobs.vn