Trước sự bùng phát của vi-rút Corona toàn cầu (COVID-19), chúng tôi luôn nhắc nhở rằng sẽ có sự thay đổi sắp diễn ra khiến các kế hoạch phát triển và những kỳ vọng của công ty không phải lúc nào cũng được đáp ứng theo dự định.
“Thay đổi sự ưu tiên trong công việc của nhân viên và người tham gia trong công ty cũng có những thay đổi” - Chuyên gia cấp cao Lisa Sinclair nói. Những người không thể xử lý công việc với tốc độ nhanh hoặc không chắc chắn sẽ cảm thấy thiếu động lực trong công việc và có nhiều khả năng trở nên quá tải. Tất nhiên, những thất bại và khủng hoảng cá nhân không biến mất chỉ vì vốn dĩ công việc đã rất khó khăn. “Áp lực của các nhà lãnh đạo ở thời điểm này không chỉ dừng lại ở vấn đề văn phòng nữa” Sinclair khẳng định. Họ có thể sẽ đứng giữa nhiều mối lo hơn như: con cái và cha mẹ. Và bất kể mọi người luôn nói về việc giữ cuộc sống gia đình và cuộc sống làm việc một cách riêng biệt và thăng bằng.
Đó là lý do tại sao, Sinclair nói khả năng phục hồi - duy trì trạng thái cân bằng dưới áp lực - là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để các nhà lãnh đạo ở tất cả các cấp tạo nên sự chuyên nghiệp.
“Câu hỏi không phải là làm thế nào bạn có thể tránh được khó khăn và căng thẳng - điều đó gần như không thể làm được.” Sinclair nói. Câu hỏi là, “Bạn chọn cách đối mặt với nó như thế nào?”
Tất cả chúng ta đều có thêm những điểm tích cực từ việc trở nên kiên cường hơn, việc đó khiến chúng ta có thể đối mặt với khủng hoảng, phục hồi và thích nghi tốt hơn.
3 Cách Thực Tế Để Xây Dựng Khả Năng Phục Hồi Của Bạn
Chúng tôi ủng hộ 3 cách thực hành tốt nhất này để xây dựng khả năng phục hồi của bạn:
- Quản lý năng lượng cá nhân: Tăng cường sức đề kháng của riêng bạn. Hiện tại, hãy đưa ra kết quả tốt nhất ở tình huống hiện tại và từ bỏ sự hoàn mỹ.
- Dịch chuyển ống kính của bạn: Chịu trách nhiệm về cách mà bạn nghĩ về nghịch cảnh. Xây dựng niềm tin của bạn về tình huống và lựa chọn phản ứng phù hợp. Hình thành lòng trắc ẩn giữa các mối quan hệ.
- Nhận thức rõ mục đích: Tìm cho bản thân động lực thúc đẩy để thấy cuộc sống này có rất nhiều điều ý nghĩa. Việc làm này giúp bạn đối mặt với những thất bại và thách thức tốt hơn. Ngoài ra, tìm kiếm những cách mà khủng hoảng và nghịch cảnh có thể kết nối với mục đích cuộc sống của bạn sẽ giúp bạn vượt qua sự tiêu cực.
Làm Thế Nào Để Kiên Cường Hơn: Đó Là Chăm Sóc Bản Thân Tốt Hơn
Chúng ta có thể đối phó với căng thẳng, bệnh tật và thay đổi được cải thiện khi chúng ta biết chăm sóc bản thân tốt hơn. Đây là một vài ý tưởng chúng tôi chia sẻ với những người tham gia để giúp họ xây dựng khả năng tự phục hồi:
- Ngủ đủ giấc: Bạn có thể làm gì để bảo tồn năng lượng? Ngủ từ 7,5 đến 8,5 giờ mỗi đêm. Đặt lịch ngủ đều đặn, thậm chí vào cuối tuần. Ngắt kết nối và đặt những thiết bị công nghệ xa giường. Tự tạo một môi trường thư giãn tối, mát mẻ và yên tĩnh.
- Ưu tiên tập thể dục: Bạn có thể làm gì để tăng năng lượng thể chất của bạn? Trong ngày làm việc, hãy thức dậy và di chuyển cứ sau 90 đến 120 phút. Hãy di chuyển bằng thang bộ thay vì đi thang máy.
- Chơi các trò chơi trí tuệ: Bạn có thể làm gì để vượt qua sự mệt mỏi và kiệt sức về tinh thần? Học bất cứ điều gì mới. Giải một câu đố đầy thách thức. Tìm những khuấy động tích cực từ sở thích hoặc thiền định.
- Kiểm soát cảm xúc: Bạn có thể làm gì để trở nên ý thức hơn về việc kích hoạt cảm xúc? Tìm ra nguyên nhân thúc đấy cảm xúc của bạn. Bước đi hoặc thực hiện chúng chậm rãi tìm cho mình một người bạn để giúp bạn kiểm soát những phản ứng tiêu cực. Tu luyện lòng tốt bằng cách làm điều gì đó tốt đẹp cho người khác.
- Tăng cường kết nối xã hội: Bạn có thể làm gì để tạo ra những mối quan hệ có ý nghĩa và hữu ích hơn? Hãy hỏi một đồng nghiệp để được tư vấn, đưa ra phản hồi tích cực hoặc chia sẻ điều gì đó mà bạn mới biết về bản thân.
Hãy Suy Nghĩ Về Kinh Nghiệm Của Bạn Để Tăng Khả Năng Phục Hồi
Một cách khác để trở nên kiên cường hơn là suy nghĩ về kinh nghiệm bạn đã tích góp được trong quá khứ. Nhớ lại một thời gian trong cuộc sống cá nhân hoặc nghề nghiệp của bạn khi bạn có thể vượt lên trên một tình huống khó khăn. Sau đó tự hỏi:
- Chuyện gì đã xảy ra?
- Lúc đó tôi đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào?
- Làm thế nào tôi vượt qua nó?
- Tôi đã làm gì giúp tôi vượt qua tình huống đó?
- Tôi đã học được gì từ kinh nghiệm khiến tôi trở thành một người kiên cường hơn ngày hôm nay?
Bạn có những nguồn lực bên trong để trở nên kiên cường hơn, Tuy nhiên, phải cần có nỗ lực nhất định để tìm hiểu hoặc nhắc nhở bản thân những gì là tốt nhất cho bạn và nó đòi hỏi bạn phải dành thời gian tự rèn luyện chính mình.
Phiên dịch: Findjobs.vn