Năm Công Việc Tất Yếu Của Một CEO Chuyên Nghiệp

Nếu mong muốn trở thành một CEO chuyên nghiệp, bạn nên sớm làm quen với 5 công việc dưới đây.

Trên cương vị giám đốc điều hành của công ty dịch vụ quản lý và đầu tư tác động Pique Ventures, đồng thời là nhà sáng lập quỹ đầu tư thiên thần Pique Fund, Bonnie Foley-Wong có cơ hội được tiếp xúc và làm việc cùng nhiều CEO khác nhau.

Từ trải nghiệm và những điều thu nhận được qua quá trình làm việc, trên tạp chí Inc, nữ doanh nhân này đã chia sẻ về 5 công việc tất yếu mà một giám đốc điều hành đúng nghĩa nhất định phải hoàn thành.

1. Ra quyết định

CEO phải là người chủ động đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho các kết quả kéo theo. Đây được xem như công việc quan trọng nhất của một giám đốc điều hành. Thực tế, cái được gọi là tầm nhìn doanh nghiệp không gì khác ngoài một quyết định về tương lai của công ty. Còn chiến lược, đơn giản là quyết định về phương pháp hiện thực hóa mục tiêu của công ty. Khi quá chú trọng vào tiểu tiết trong quản lý và vận hành thay vì đưa ra các quyết định, CEO sẽ đánh mất vai trò trọng tâm của mình.

2. Lãnh đạo

Để làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo, CEO cần dẫn dắt công ty đi đúng theo định hướng tầm nhìn của nó. CEO cũng phải là người tạo dựng nên văn hoá doanh nghiệp.

3. Đảm bảo công ty có đủ vốn

Bất kể số tiền ấy đến từ nguồn nào, vốn, lợi nhuận tích lũy, vay nợ hay vốn chủ sở hữu, nhiệm vụ của CEO là đảm bảo công ty luôn có đủ số tiền cần thiết để duy trì hoạt động.

4. Quản trị rủi ro

Một giám đốc điều hành đúng nghĩa phải biết giảm thiểu những sự bất ổn và các yếu tố gây biến động cho công ty. Điều này sẽ giúp công ty trở nên thu hút hơn trong mắt khách hàng cũng như đối tác. Giảm thiểu rủi ro cũng là cách tiết kiệm tiền cho tổ chức. Bên cạnh đó, một công ty ổn định sẽ là nơi làm việc hấp dẫn đối với nhiều người.

5. Chịu trách nhiệm với chủ sở hữu

Chủ sở hữu có thể là những cá nhân sở hữu hợp pháp như cổ đông, hoặc nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn, có thể bao gồm cả những người quan tâm đến tầm nhìn và mục tiêu của công ty. CEO phải có trách nhiệm đối với chủ sở hữu hoặc hội đồng quản trị trong việc giải trình hoạt động và tầm ảnh hưởng của công ty. 

Nguồn: Doanhnhansaigon

 

Các tin khác

  1. Cách Tuyển Dụng Và Duy Trì Một Đội Ngũ Đa Dạng
  2. Đây Là Kỹ Năng Lãnh Đạo Quan Trọng, Nhưng Thường Bị Xem Nhẹ
  3. 4 Quy Tắc Tuyển Dụng Từ Đối Thủ Cạnh Tranh
  4. 7 Điều Cần Tìm Kiếm Khi Tuyển Dụng Chuyên Gia
  5. Làm Thế Nào Để Khuyến Khích Nhân Viên Tạo Ra Văn Hóa Công Ty Của Riêng Họ?
  6. “Tiếp Lửa” Nhân Sự Hậu Covid-19
  7. Căng Thẳng Đã Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Công Việc Của Nhân Viên?
  8. 30 Giây Giúp Bạn Khẳng Định Vị Thế Và Năng Lực Lãnh Đạo
  9. Làm Việc Thông Minh, Không Khó: 7 Lời Khuyên Cần Thiết Cho Doanh Nhân Bận Rộn
  10. 4 Điều Mà Các Nhà Tuyển Dụng Nên Làm Để Tuyển Dụng Nhân Viên Làm Việc Từ Xa