Theo Wikipedia, Social Proof có nghĩa là: “Một hiện tượng tâm lý khi con người bắt chước hành động của những người khác để lặp lại một hành vi đúng đắn trong một tình huống nhất định”.
Robert Cialdini, giáo sư Tâm lý học và Marketing - người đặt ra thuật ngữ này, tiếp tục chỉ ra rằng Social Proof “được thúc đẩy bởi giả định rằng những người xung quanh có nhiều kiến thức hơn về tình huống hiện tại”.
Đơn giản là…
Chúng ta phụ thuộc vào đầu vào từ người khác để đưa ra quyết định. Nó giống như áp lực từ bạn bè (peer pressure) nhưng khoa học hơn.
Bạn chọn một nhà hàng hay một khách sạn bằng cách nào?
Bạn lựa chọn bác sĩ như thế nào?
Bạn quyết định mua hàng online như thế nào?
Trong tất cả những viễn cảnh trên, bạn có vô số lựa chọn sẵn có cho mình. Cho nên, bạn lựa chọn như thế nào?
Có thể bạn sẽ kiểm tra xem các chuyên gia trong ngành nói gì. Hoặc có thể bạn sẽ lấy gợi ý từ một người bạn mà bạn tin tưởng. Hoặc cũng có thể, bạn chỉ đơn giản kiểm tra trên mạng để xem mọi người nói gì về sản phẩm hay dịch vụ đó.
Có một sợi dây chung liên kết những viễn cảnh này với nhau, đó là: Tất cả chúng đều bao gồm những dạng của Social Proof.
Social Proof là lí do chúng ta nhìn lên nếu tất cả mọi người đều nhìn lên, nó là lí do chúng ta chọn một nhà hàng đông khách thay vì một nhà hàng vắng hơn và nó cũng là lí do 90% mọi người đọc các review trên mạng trước khi lựa chọn một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Nó là một ý niệm chung vốn có của con người. Một triệu chứng không thể tránh khỏi của mỗi người. Và điều đó được tận dụng rất nhiều trong Marketing.
Một công cụ marketing mạnh mẽ cho các agency
Mỗi công ty đều cần xây dựng lòng tin. Lòng tin là yêu cầu tất yếu để thu hút, chuyển đổi và có được khách hàng.
Làm một recruitment agency, công ty của bạn khác biệt ở chỗ tài sản chính và khách hàng của bạn đều là một và là con người. Bạn đang làm công việc tìm kiếm những người phù hợp cho khách hàng của mình, người đó - cho đến khi có thể thay thế - vẫn là con người.
Bạn càng giỏi tìm kiếm, thu hút và kết nối mọi người với công việc thì công ty của bạn càng thành công.
Không cần phải nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc có được sự tin tưởng từ ứng viên và khách hàng của bạn. Nếu công ty của bạn được các ứng viên và khách hàng bạn đã từng làm việc cùng tin tưởng thì bạn có cơ hội có được cả số lượng và chất lượng tốt ứng viên và khách hàng trong tương lai. Điều này sẽ giúp cải thiện danh tiếng trong ngành và chu trình vẫn tiếp tục như thế.
Khi nói đến việc xây dựng lòng tin cho công ty bạn, Social Proof là vũ khí mạnh nhất trong kho vũ khí của bạn.
Mất niềm tin vào quảng cáo
Thế giới hiện đại được hình thành bởi quảng cáo. Chúng chiếm một phần lớn trong doanh thu cho hầu hết các phương tiện truyền thông, dù là kỹ thuật số hay truyền thống. Và hầu hết các công ty, dù lớn dù nhỏ, tiêu tốn một phần lớn ngân sách cho việc quảng cáo.
Các công ty phải lo lắng đi là vừa vì quảng cáo đang dần trở nên mất hiệu quả.
Các nghiên cứu nêu rằng khoảng 69% mọi người mất niềm tin vào quảng cáo của công ty, với số liệu cao đến 84% cho đối tượng millennials. Đây là một xu hướng đang phát triển, với 43% mọi người nói rằng họ ít tin vào quảng cáo hơn họ đã từng.
Lý do đằng sau sự dần dần “chết yểu’’ của ngành quảng cáo rất đơn giản: Mọi người không thấy quảng cáo chân thật. Mọi người không còn thích thú vào những gì mà các công ty tự nói về mình và bị hấp dẫn hơn bởi những gì mà người khác nói về chúng.
Social Proof cho các recruitment agency
Cách tốt nhất để mô tả sự quan trọng của Social Proof đối với các recruitment agency là bằng ví dụ. Cùng nhìn qua một số hành trình thường thấy để tiếp cận một ứng viên thụ động.
-
Bạn gửi một tin nhắn (email, LinkedIn, Messenger…) đến một ứng viên mà bạn tìm được cho một vị trí.
-
Gỉa sử ứng viên mở tin nhắn của bạn ra, có nhiều khả năng bước tiếp theo họ sẽ tìm hiểu về công ty bạn (thậm chí có thể trước cả khi đọc nội dung tin nhắn). Họ có thể sẽ ghé qua website của bạn và trang LinkedIn, họ thậm chí có thể tìm trên Google để xem thử họ có thể tìm hiểu thêm gì nữa.
Vậy điều mà các ứng viên đang tìm kiếm là gì? Chính là Social Proof.
Ứng viên có trả lời tin nhắn của bạn không cũng sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ kết quả tìm kiếm của họ về công ty bạn.
Nếu nghiên cứu của họ cho thấy những kết quả xấu, hoặc website lỗi thời mà không có bất kì chứng nhận hay công việc nào, hoặc không có website nào, hoặc một profile trống rỗng trên LinkedIn, và còn nhiều khả năng khác; thì cơ hội cao là bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được phản hồi từ họ. Thậm chí điều còn đau lòng hơn là họ quyết định ứng tuyển trực tiếp cho khách hàng của bạn.
Sau cùng thì tại sao họ tin tưởng bạn để đảm bảo cho nghề nghiệp của họ dựa trên những gì mọi người nói?
Mặt khác, nếu nghiên cứu của ứng viên cho thấy những đánh giá tích cực từ các ứng viên khác đã dùng dịch vụ của bạn thì cảm nhận của họ cũng sẽ tích cực. Họ sẽ tin tưởng bạn. Thậm chí nếu họ không hứng thú với công việc bạn đưa ra, bạn vẫn có thể tăng cơ hội để mở rộng mối quan hệ.
Nói đơn giản thì xây dựng lòng tin ngay từ những “nghiên cứu’’ đầu tiên là rất cần thiết. Nếu bạn không thể làm điều này, bạn sẽ 100% thua cuộc.