Đã gần 30 năm kể từ khi nhà tâm lý học Daniel Goleman giới thiệu về khái niệm trí tuệ cảm xúc. Ông có niềm tin rằng mọi người có thể học cách xác định, hiểu và quản lý cảm xúc.
Trong nhiều năm qua, ông đã giúp vô số cá nhân và tổ chức phát triển trí tuệ cảm xúc của họ. Ông thậm chí đã viết cuốn sách về chủ đề này và nhận được nhiều câu hỏi về chủ đề này: " Tôi có thể làm gì để xây dựng EQ của mình?". Và đây là những điều ông chia sẻ với họ.
1. Giữ "quy tắc im lặng khó xử."
Khi ai đó hỏi bạn một câu hỏi đầy thách thức, đừng trả lời ngay. Thay vào đó, hãy làm theo "quy tắc im lặng khó xử". Tạm dừng và xem xét cẩn thận trước khi trả lời. Làm như vậy, bạn sẽ kiểm soát được cảm xúc và giảm bớt áp lực. Bởi vì khi đó bạn đủ bình tĩnh và thời gian để suy nghĩ mọi thứ và đưa ra những câu trả lời đáng giá hơn.
2. Sử dụng thủ thuật 3 giây
"Có ba điều bạn phải luôn tự hỏi mình trước khi nói bất cứ điều gì", diễn viên hài Craig Ferguson từng nói trong một cuộc phỏng vấn.
- Điều này có cần phải nói không?
- Điều này cần phải được nói bởi tôi không?
- Điều này cần phải được nói bởi tôi ngay bây giờ không?
Chỉ mất vài giây để bạn suy nghĩ về những câu hỏi này, khi bạn suy nghĩ kỹ, bạn sẽ tránh được những hối tiếc sau này.
3. Kiểm soát suy nghĩ
Bạn có thể không ngăn được cảm xúc, nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình trước cảm xúc đó - bằng cách cố gắng kiểm soát suy nghĩ của bạn.
Ví dụ, hãy xem xét tình hình hiện tại. Đại dịch coronavirus có thể gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bạn cứ sống dựa vào những cảm xúc tiêu cực đó hoặc mong muốn mọi thứ sẽ thay đổi. Thật sự suy nghĩ ấy sẽ không mang lại một lợi ích nào cho bạn. Ngược lại, nếu bạn tập trung suy nghĩ về những gì bạn có thể kiểm soát, bạn có thể biến những thách thức đó thành cơ hội trong tình huống này.
4. Lắng nghe phản hồi
Thực sự không ai muốn mình bị chỉ trích. Nhưng điều quan trọng là hầu hết các phản hồi đều có giá trị. Nó cho bạn cái nhìn sâu sắc về cách người khác cảm nhận về bạn.
Khi ai đó đưa cho bạn những phản hồi tiêu cực, bạn cần một chút thời gian để bạn kiểm soát được cảm xúc của mình. Sau đó, bạn hãy tự hỏi làm thế nào bạn có thể tiếp thu và cải thiện bản thân từ những phản hồi đó.
5. Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng
Tùy vào cách nói mà phản hồi của bạn đến với người khác lại đem lại cảm xúc khác nhau cho người nhận. Bạn hãy khen thưởng và khen ngợi chân thành đồng nghiệp của mình. Điều này sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn.
Và nếu họ làm điều gì sai, đừng buông những lời tiêu cực. Thay vào đó, hãy đưa ra những phản hồi của bạn mang tính xây dựng. Ví dụ như bạn có thể chia sẻ rằng bạn đã từng mắc những lỗi như vậy và cải thiện nó tốt hơn khi được sếp chỉ ra và nhắc nhở. Bằng những cách khôn khéo như thế, người nhận được phản hồi sẽ xem bạn như là msột người đồng hành cùng tiến chứ không phải là kẻ địch đang cố hạ họ.
6. Không đồng ý và cam kết
Đôi khi sẽ có những lúc nhóm, đồng nghiệp và những người trong công ty sẽ không đồng ý với ý kiến và cách xử lý tình huống của bạn. Mặc dù bạn đã cố hết sức trình bày về những điểm mạnh, điểm yếu về cách giải quyết đó nhưng mọi người vẫn không đồng ý. Bạn phải làm gì? - Không đồng ý và cam kết.
Bạn cam kết một cách chân thành rằng bạn sẽ làm nó hoạt động 100%.
7. Thể hiện sự đồng cảm
Một trong những cách tốt nhất để thể hiện sự đồng cảm là bạn đừng quá tập trung phán xét người khác mà hãy tập trung vào cảm xúc của họ.
Sự đồng cảm bắt đầu bằng việc lắng nghe, không bác bỏ ý kiến, giải pháp của người khác. Bạn đừng nên nói những lời bác bỏ ý kiến người khác như " Đó không phải là vấn đề lớn lao gì. Tôi đã xử lý vấn đề đó trước đây, chỉ cần làm những điều này thôi nè." Thay vào đó, bạn hãy tự hỏi: " tại sao và như thế nào”: Người đó cảm thấy như thế nào và tại sao họ lại cảm thấy như vậy?”
8. Yêu cầu sự giúp đỡ
Nếu bạn đang đối mặt với một tình huống khó khăn, bạn thường có xu hướng tự mình giải quyết những vấn đề. Tuy nhiên, khi bạn yêu cầu sự giúp đỡ của ai đó, bạn cho thấy rằng bạn coi trọng họ và khả năng của họ. Bạn cần sự giúp đỡ, điều đó nói lên ý nghĩa rằng: "Tôi không thể làm điều này mà không có bạn." Hoặc "Tôi muốn làm điều này với bạn."
Bằng cách nhờ sự giúp đỡ từ họ, bạn cho họ cơ hội trở thành cống sự trong sự thành công của bạn.
9. Giúp đỡ người khác
Một trong những cách tốt nhất để đem sự tích cực đến người khác là đề nghị giúp đỡ họ. Đừng đợi họ hỏỉ, nếu bạn thấy cần, hãy hỗ trợ họ. Khi bạn thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ họ, bạn đã xây dựng được niềm tin và truyền cảm hứng cho họ.
10. Xin lỗi
Những lời bạn nói ra hoặc những điều bạn làm tổn thương đến người khác thật khó có thể rút lại? Thật không dễ để nói lời xin lỗi, tuy nhiên, khi bạn nói ra được bạn sẽ là một người khiêm nhường trong mắt mọi người.
Bạn hãy nhớ rằng xin lỗi không có nghĩa là bạn sai. Lời xin lỗi thể hiện bạn bạn tôn trọng mối quan hệ này và hạ thấp cái tôi mình xuống.
11. Tha thứ
Từ chối sự tha thứ cũng giống như bạn đang trét muối vào vết thương, bạn càng giữ lòng hận thù thì vết thương của bạn càng thêm sau và không thể nào lành lại được.
Ngược lại, nếu bạn có thể tha thứ lỗi lầm của những người khác, tinh thần, cảm xúc và bộ não của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Phiên dịch bởi: Findjobs.vn