1. Giao tiếp bằng ánh mắt
Kỹ năng đơn giản này là một trong những thứ có tác động lớn nhất đến sức ảnh hưởng của bạn lên những người xung quanh. Bởi sức thu hút của một người nằm nhiều nhất ở sự tự tin. Nhưng "hãy tự tin" chưa phải là lời khuyên tốt nhất. Thay vào đó, bạn nên tìm cách bộc lộ sự tự tin của mình bằng hành vi tương tác. Đó chính là giao tiếp bằng ánh mắt.
Hãy bắt đầu ngay bây giờ. Việc này không yêu cầu phải tập luyện hay đòi hỏi kỹ năng đặc biệt nào, việc bạn cần làm là nhìn thẳng vào người đối diện và thể hiện cảm xúc bằng ánh mắt.
2. Cất điện thoại vào túi
Cất điện thoại vào túi, và giữ nó ở đó cho đến khi buổi gặp gỡ/cuộc họp kết thúc. Hãy tập trung. Nhìn mọi người. Ngừng những việc dang dở đang làm. Và cố gắng đừng làm gián đoạn người khác.
Đây là một thói quen đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức, không cần bất kỳ nỗ lực hay kỹ năng nào.
3. Gọi người khác bằng tên
Lần tới, khi có ai đó chào bạn bằng tên hay gọi tên bạn giữa buổi trò chuyện, hãy để ý xem cảm giác đó tuyệt như thế nào.
Nếu bạn có chút rắc rối trong việc nhớ tên mọi người thì có thể ghi lại chúng hoặc sử dụng hình ảnh, giai điệu nào đó dễ liên tưởng đến tên của họ. Tốt nhất, bạn nên nhắc lại tên người đó bằng lời khi được giới thiệu lần đầu tiên và tự nhẩm thêm 2 lần trong đầu sau đó.
4. Mỉm cười
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của nụ cười. Nếu bạn muốn được người khác yêu mến, hãy tích cực sử dụng ngôn ngữ cơ thể và mọi người sẽ ưu ái bạn hơn.
Ngoài mỉm cười, bạn có thể kể chuyện hài và cười lớn. Mọi người thường vô thức làm theo ngôn ngữ cơ thể của người đang nói chuyện với họ.
5. Bắt tay chặt
Không nên siết quá chặt nhưng cũng đừng hờ hững hay tỏ vẻ thống trị. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người sẽ quyết định thích hay không thích bạn chỉ trong vài giây đầu gặp gỡ.
Cùng với phong thái tự tin và ngôn ngữ cơ thể tích cực, một cái bắt tay chặt sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong lần gặp đầu tiên.
6. Lắng nghe người khác
Theo độc giả Mark Bridgeman - một triết gia, mọi người nên lắng nghe nhiều hơn nói. Con người được sinh ra với hai tai và chỉ một miệng, do đó lời khuyên là bạn nên sử dụng chúng theo tỷ lệ đó.
7. Đừng nghe cho qua mà hãy lắng nghe một tích cực
Những người thực sự lắng nghe câu chuyện của người khác thường được rất nhiều người yêu mến. Việc lắng nghe một cách tích cực đòi hỏi thực hiện trong 4 bốn bước, đó là: nghe, diễn giải, đánh giá và trả lời.
Bước 1 đòi hỏi bạn phải ngưng mọi việc đang làm và thực sự chú tâm vào câu chuyện. Tiếp đến, hãy diễn giải mọi thứ bạn vừa nghe được và hỏi lại vấn đề một cách rõ ràng. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được việc vội vàng đánh giá và đưa ra kết luận.
Hãy chắc rằng bạn đã có đủ mọi thông tin cần thiết trước khi đưa ra quan điểm. Cuối cùng, phản hồi lại đối phương để họ biết bạn thực sự lắng nghe họ nói.
8. Tán dương người khác
Kỹ năng này đề cập trực tiếp đến "cái tôi" của mỗi người nên bạn sẽ rất dễ chiếm được cảm tình của mọi người. Hãy gợi mở câu chuyện bằng cách khiến đối phương cảm thấy mình như một chuyên gia, ví dụ "Bạn biết rất nhiều về truyền thông xã hội phải không?" hay "Sao tôi cứ nhận thông báo lỗi này hoài vậy nhỉ, bạn biết lý do tại sao không?"...
Bằng cách này, bạn vừa biết thêm những kiến thức, còn người trò chuyện sẽ cảm thấy họ giúp ích được cho bạn.
9. Biết cách đón nhận lời khen
Kỹ năng này cần một chút khôn khéo bởi bạn sẽ không muốn tỏ vẻ tự cao hay trông ngượng ngùng trước lời khen tặng của người khác.
Do đó, thay vì trả lời khách sáo "Bạn còn giỏi hơn tôi gấp 10 lần" hay lí nhí cảm ơn "Tất cả cũng nhờ có bạn", hãy đón nhận lời khen với phong thái tự tin bằng cách dùng những câu như: "Cảm ơn nhé! Thật tuyệt khi nghe bạn nói vậy", hay "Cảm ơn bạn! Đó đúng là một trải nghiệm tuyệt vời!".
10. Nếu có ai đó bị ngắt lời, hãy đề nghị họ tiếp tục nói
Khi một người đang kể chuyện cho nhiều người nhưng bị ngắt lời đột ngột, chắc hẳn họ sẽ cảm thấy lúng túng và tự hỏi có nên tiếp tục hay không. Khi đó, bạn có thể "giải cứu" họ bằng cách hỏi diễn biến tiếp theo của câu chuyện: "Này, vậy cuối cùng mọi chuyện thế nào? Cậu chỉ mới kể đến đoạn hai người bỏ trốn cùng nhau thôi. Nói tớ nghe đoạn kết đi!".
Nhờ vậy, người nói sẽ nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và cảm thấy được tôn trọng.
11. Đừng phàn nàn
Theo Milena Rangelov - blogger, tác giả, nghiên cứu sinh của ngành kỹ sư xây dựng, những người hay phàn nàn giống như những "con ma cà rồng tràn đầy năng lượng" bởi chúng hút năng lượng của bạn bằng viễn cảnh u ám.
Tốt nhất, bạn đừng nên phàn nàn và tránh xa những người có thói quen tiêu cực này. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang phàn nàn một cách vô thức và khiến những người xung quanh mất tập trung, nên nhanh chóng đổi sang chủ đề khác.