Nỗi sợ nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đạt được mục tiêu cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trải nghiệm hạnh phúc hoặc phát triển sự nghiệp của bạn. Việc bạn quyết định có cần phải đối phó với nó hay không có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt và duy trì sự thành công của bạn.
Nỗi sợ hãi của bạn có thể khiến bạn suy nghĩ cực đoan thậm chí là không dám làm gì. Bạn quá thân với nỗi sợ hãi vì thế mà bạn khó có thể tời bỏ nó.
Nhà thần kinh học Theo Tsaousides nói trên Psychology Today rằng: “Khi nỗi sợ hãi tràn ngập, bạn cảm thấy sợ hãi, bạn không chiến đấu cũng không chạy trốn. Trên thực tế, bạn không làm gì cả. Tôi chắc chắn có thể chứng thực điều này từ kinh nghiệm chuyên môn và cá nhân. Trong hơn hai thập kỷ, tôi đã đảm nhận các vai trò: nhân viên xã hội, nhà giáo dục kinh doanh, nhà tư vấn quản lý, huấn luyện viên điều hành, giám đốc điều hành và diễn giả chính. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới cảm thấy yên tâm khi chia sẻ nỗi sợ hãi và lo lắng của họ với tôi. Tôi cũng đã phải vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình và chứng minh sự dũng cảm về tinh thần để thực sự thành công.
Thành công được khẳng định dựa trên khả năng hiểu và đánh giá cao nỗi sợ hãi. Để đạt đến sự thành công, chúng ta cần tìm ra cách vượt qua ba nỗi sợ này.
1. Nỗi sợ thất bại
Nếu cho mọi người tự nguyện quyết định mình sẽ đứng đâu trong 2 dòng chay: thất bại và thành công, chắc chắn rằng rất ít người chọn sự thất bại. Vì chúng ta được dạy rằng thành công tốt hơn thất bại, chiến thắng là thành công và kẻ thua cuộc là thất bại.
Tất nhiên chúng ta không thích thất bại nhưng chúng ta không nên sợ nó. Những việc làm của những người sợ thất bại:
+ Từ chối các cơ hội cá nhân và nghề nghiệp trừ khi họ có thể nhận thấy được cơ hội đó nắm chắc thành công và không có rủi ro. Họ luôn cảm thấy xung quang không có cơ hội cho họ bởi vì nỗi sợ thất bại đã lấn át hơn bất kỳ lợi ích nào của sự thành công.
+ Không muốn thay đổi bởi vì một khi họ thành thạo một thứ gì đó, họ bám lấy nó vì họ sợ thất bại với những điều mới mẻ khác.
+ Quan tâm và ám ảnh bởi những ý kiến của người khác. Họ để những những ý kiến đó tạo ra sự trì trệ trong cuộc sống và làm ảnh hưởng xấu đến sự thành công của họ.
2. Nỗi sợ bị từ chối
Hầu hết chúng ta không ai muốn bị người khác từ chối. Nhưng sẽ có một sự khác biệt lớn giữa việc không thoải mái khi bị từ chối và nỗi sợ hãi khi bị từ chối. Sự sợ hãi ngăn bước chân của bạn đến sự thành công và chuyên nghiệp.
Cuối cùng, nỗi sợ khi bị từ chỗi là một dấu hiệu cho thấy bạn quá sợ bị đánh giá hoặc chế giễu. Những việc làm của những người sợ thất bại:
+ Trở thành những người luôn đi làm hài lòng mọi người. Họ luôn nhận các lời đề nghị hoặc dự án mặc dù họ thật sự không thích hoặc không muốn làm bởi vì họ sợ không được yêu thích hoặc không được chấp nhận.
+ Có xu hướng chờ đợi người khác đưa ra lời đề nghị thay vì chủ động làm mọi. Họ không quan tâm đến việc yêu cầu tăng lương hoặc thăng tiến vì họ sợ bị người khác đánh giá nếu họ không nhận được.
3. Nỗi sợ thành công
Làm gì mà có ai sợ thành công nhỉ? Nhưng sự thật là vẫn có người sợ thành công nhé, thậm chí là sợ thành công hơn là thất bại. Thành công có nghĩa là thay đổi, nó có thể bị người khác gièm pha và chú ý tới. Mặc dù được chú ý và được nhiều người ngưỡng mộ hơn, nhưng nó cũng mang lại nhiều người ghét hơn.
Một lý do khác khiến mọi người lo sợ thành công là nó tạo ra các tiêu chuẩn và kỳ vọng mới, và mọi người bị căng thẳng về cách quản lý các tiêu chuẩn và kỳ vọng đó. Khi bạn thành công, những người khác bắt đầu mong đợi nhiều hơn từ bạn và khiến bạn có trách nhiệm nỗ lực cao hơn. Nỗi sợ thành công là sợ áp lực, nỗi sợ của sự chú ý và kỳ vọng mới.
Mặc dù thành công có thể mang lại danh dự, lời khen ngợi và niềm tự hào nhưng nó cũng đem lại sự lo lắng và trách nhiệm mới. Những việc làm của những người sợ thành công:
+ Có xu hướng phá tan sự nỗ lực. Họ tìm thấy lý do để trì hoãn với các nhiệm vụ.
+ Đặt ra các tiêu chuẩn và kỳ vọng thấp cho bản thân. Họ thực sự ghét việc mọi người kì vọng để họ đưa ra các ý tưởng mới.
Hãy hành động ngay để vượt qua những nỗi sợ hãi này
Sự khác biệt của những người thành công là không để nỗi nỗi sợ ảnh hưởng tiêu cực đến thành công cá nhân hoặc nghề nghiệp của họ.
Dưới đây là 4 lời khuyên giúp bạn vượt qua nỗi sợ:
1. Biến thất bại thành lợi ích
Ngừng việc suy nghĩ thất bại là sự đối lập của thành công. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ thất bại là sự đối lập của sự cố gắng. Bạn có thể sợ thất bại, nhưng bạn không thể đạt được thành công nếu bạn và không thử hành động.
Hãy dũng cảm để đón nhận thất bại và đủ thông minh để đàn áp sự thất bại.
2. Hạn chế sức mạnh nỗi sợ từ chối
- Hãy can đảm thành thật với chính mình, và hiểu rằng chắc chắn bạn có thể sẽ làm người khác thất vọng. Tập trung vào việc chấp nhận bản thân hơn là lo lắng liệu người khác có chấp nhận bạn hay không.
- Tránh xa những người có tư duy hạn hẹp. Không phải ai cũng sẽ có thể đánh giá cao ước mơ, mục tiêu và lựa chọn của bạn. Vì thế hãy xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người có thể giúp đỡ và hỗ trợ bạn
3. 4 bước cho thất bại và từ chối.
4 bước này bởi Brian Tracy, tác giả và nhà tư vấn, để giúp vượt qua nỗi sợ thất bại và từ chối.
- Ghi lại vấn đề hoặc tình huống bạn đang lo lắng.
- Viết ra kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra.
- Chấp nhận kết quả tồi tệ nhất có thể, nếu nó xảy ra.
- Bắt đầu ngay lập tức để cải thiện điều tồi tệ này.
Trên đây là những bước để bạn có thể quản lý, vượt qua nỗi sợ hãi của mình và đạt được thành công.
Phiên dịch bởi: findjobs.vn