Bởi lẽ xã hội chính là một hệ sinh thái mà ở đó kẻ mạnh ăn kẻ yếu, nếu đã không thể trở thành người đặt ra quy tắc trò chơi, vậy thì bạn phải học cách thích ứng với trào lưu. Bất kể bạn ở đâu, làm ngành nghề nào, chỉ cần bạn muốn lương cao, hãy trang bị cho mình 3 năng lực này.
Không có một người đi làm nào mà không muốn mình được lương cao, không có một lãnh đạo nào không muốn thăng quan phát tài, không có một sinh viên nào không muốn thi được thành tích tốt. Nhưng, lý tưởng thì phong phú và tươi đẹp, trong khi thực tế lại vô cùng trần trụi!
Là một người mưu sinh trong xã hội, ai chẳng muốn thăng chức tăng lương, nhưng phải làm sao thì mới được thăng chức tăng lương? Rất nhiều người đều đã từng nghĩ đến vấn đề này, nhưng lại chẳng mấy ai hóa giải được nó.
Lưu Cường, một cử nhân bình thường, chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi, từ một nhân viên nhỏ xin việc bằng chính năng lực, đã trở thành giám đốc công ty, tất cả là bởi lẽ anh nắm trong tay bí quyết thăng tiến mà không phải ai cũng ý thức được.
Ralph Waldo Emerson từng nói: "Phàm là chuyện gì, nếu muốn thành công, bắt buộc phải trả một cái giá cho nó."
Nhưng, cũng có rất nhiều người luôn nỗ lực không ngừng nghỉ tiến lên phía trước, bỏ ra rất nhiều mồ hôi công sức, nhưng cuối cùng thứ thu hoạch được vẫn cứ chỉ là bằng 0. Vì sao vậy?
Bởi lẽ họ không có một mục tiêu cụ thể và thiết thực, không tìm được ngọn hải đăng dẫn dắt mình. Có thể có người sẽ đưa ra những ý kiến phản bác, nói rõ ràng tôi có mục tiêu đàng hoàng, nhưng vì sao vẫn cứ không thành công?
Thực ra không phải là mục tiêu của bạn là gì, dù nó có nhỏ bé như kiểu được tăng lương thì cũng cần phải có năng lực bổ trợ. Bởi lẽ xã hội chính là một hệ sinh thái mà ở đó kẻ mạnh ăn kẻ yếu, nếu đã không thể trở thành người đặt ra quy tắc trò chơi, vậy thì bạn phải học cách thích ứng với trào lưu.
1. Không biết lên kế hoạch, nghèo cả đời
Lúc trước khi còn đi học, tôi từng chê cười cậu bạn đại học của mình, bởi lẽ khi ấy, phương châm của cậu ấy là "không biết lên kế hoạch, chỉ có nghèo cả đời", giờ nghĩ lại thì thấy đúng là như vậy thật!
Harold D. Koontz, nhà tư vấn cho nhiều tổ chức kinh doanh lớn nhất của Mỹ từng nói: "Mặc dù kế hoạch không thể hoàn toàn dự báo được chính xác cho tương lai, nhưng nếu không lên kế hoạch, công việc của tổ chức thường sẽ rơi vào trạng thái mù mịt, hoặc là làm kiểu trông chờ vào vận may". Đối với cá nhân cũng vậy.
Không có kế hoạch, cũng giống như một chiếc xe không có điều hướng, một con thuyền không có người lái, khi lạc đường, chúng ta chỉ có thể quay vòng hoặc di chuyển trong bóng tối.
Cứ thử quan sát những đồng nghiệp và người mà mình quen biết, nhìn xem người có mục tiêu phấn đấu và người không có mục tiêu phấn đấu khác biệt nhau nhiều ra sao rồi bạn sẽ tự ngộ ra được một vài điều gì đó.
Có kế hoạch nhất định sẽ thành công ư? Chưa chắc, nhưng không có kế hoạch cho mình, bạn nhất định sẽ không thành công.
2. Kế hoạch không theo kịp thay đổi, rồi sẽ bị "ăn mòn"
Xã hội hiện đại đang là thời đại kinh tế thị trường, và nhu cầu quyết định hướng đi. Điều này cũng đúng cho sự phát triển cá nhân. Nếu bạn không có khả năng quan sát nhanh nhạy mà chỉ biết làm theo lối cũ, giống như thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, không biết linh hoạt, nhạy bén, vậy thì bạn chỉ có thể bị ăn đòn mà thôi!
Liu Guancheng là một trong những người dẫn đầu trào lưu mở rộng kinh doanh ra bên ngoài trong thời kì Trung Quốc cải cách mở cửa. Khi ấy, nắm bắt thời cơ cải cách, mở cửa để làm ăn, Liu Guancheng đã thành công vang dội, trở thành hình mẫu lý tưởng cho nhiều thương nhân. Nhưng với sự nổi lên của kinh doanh trực tuyến trong những năm gần đây, Liu Guancheng không những không biết cách thích nghi mà còn đầu tư mạnh vào các cửa hàng ngoại tuyến, kết quả là vừa lỗ vốn vừa mất vợ.
Vì vậy, bất kể là bạn đang khởi nghiệp, làm lao động tay chân hay dân công sở, bạn phải có tư duy thay đổi, căn cứ vào "cầu" mà tìm ra hướng đi và cơ hội cho mình, có thuận thời tiến lên thì mới có được thành công vang dội.
3. Làm tốt ở hiện tại, bạn chính là vua
"Og" Mandino II trong cuốn "Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới" đã nói như này: "Tôi không còn tự mãn về kết quả của ngày hôm qua, cũng không còn khoe khoang về những kết quả nhỏ nhặt nữa. Tôi có thể làm tốt hơn những gì tôi đã làm."
Câu nói này nói với chúng ta một điều rằng, hãy nắm chắc hiện tại, sống cho hiện tại. Bởi lẽ chỉ khi sống cho hiện tại, bạn mới có thể tạo ra giá trị. Thời gian là vàng, một khi trôi qua, nó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa, nắm bắt cho chắc cái hiện tại, bạn mới nắm chắc được mấu chốt của thành công.
Đừng quá chấp niệm với những vinh quang hay thất bại của quá khứ, cũng đừng quá mơ mộng về tương lai, đặt ra cho mình một mục tiêu phấn đấu rồi ở hiện tại, hết mình với nó là đủ.
Bất kể bạn ở đâu, làm ngành nghề nào, chỉ cần bạn muốn lương cao, vậy thì bạn bắt buộc phải biết lên kế hoạch, nhanh nhẹn linh hoạt với thời thế, nắm bắt cho tốt hiện tại, có như vậy thì thành công có lớn tới đâu, với bạn cũng sẽ chỉ nhỏ và đơn giản như con kiến mà thôi.