4 cách giảm mâu thuẫn nơi công sở

Ở cấp quản lý, bạn phải giải quyết những mâu thuẫn hoặc xung đột giữa các nhân viên. Kết quả của một khảo sát cho thấy mỗi người trưởng phòng thường mất khoảng 1/5 thời gian cho việc dàn xếp những xung đột của nhân viên. Nhiều nhà quản lý cho rằng việc này không quan trọng hoặc nghĩ rằng những mâu thuẫn sẽ tự biến mất. Thực tế thì không như vậy. Bạn cần phải xử lý sớm trước khi những vấn đề này vượt quá tầm kiểm soát của bạn.

Tiếp xúc từng cá nhân

Nếu như bạn có một nhân viên hay gây sự với đồng nghiệp, hãy gặp nhân viên đó và trao đổi trực tiếp về việc xảy ra. Hãy giải thích với nhân viên rằng bạn nhận thấy người này gặp khó khăn khi giao tiếp với đồng nghiệp trong công việc và điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ và thời hạn hoàn thành cũng như tinh thần làm việc và năng suất lao động. Bạn phải giữ giọng trung lập và buổi trò chuyện không thiên vị để nhân viên này không có cảm giác là bạn đang chỉ trích họ.

Bên cạnh đó bạn cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thái độ hành xử như vậy từ phía nhân viên. Vấn đề cá nhân có thể làm nhân viên bị căng thẳng và ảnh hưởng đến thái độ làm việc. Đôi khi những thái độ này xuất phát vì vấn đề trong công việc như việc không được đề bạt tăng chức hay tăng lương hoặc bắt đầu cảm thấy nhàm chán với công việc. Lúc đó bạn hãy làm việc với nhân viên này để đề ra giải pháp. Ví dụ, nếu nhân viên chán việc, hãy tạo điều kiện để trải nghiệm những nhiệm vụ mới hơn, có thể là một chương trình đào tạo để giúp nhân viên phát triển kỹ năng mới hoặc chuẩn bị đảm trách vai trò mới.

Là người hòa giải

Nếu nhân viên gặp rắc rối với một nhân viên khác, hãy gặp cả hai để bạn có thể lắng nghe câu chuyện từ hai phía. Có phải lỗi là của một trong hai nhân viên không? Có phải cả hai đều đang chịu nhiều áp lực công việc và dẫn đến căng thẳng và nóng tính? Trước đây họ có từng cạnh tranh trong cùng một dự án hoặc bất đồng về việc hoàn thành công việc được giao hay không?

Hãy yêu cầu nhân viên đưa ra một giải pháp mà họ cho là công bằng đối với cả hai, có thể là phân chia lại công việc đồng đều hơn. Nếu cả hai nhân viên không có hướng giải quyết thì bạn phải đưa ra được một giải pháp khách quan và công bằng, và phải đảm bảo rằng cả hai đều tuân thủ theo những yêu cầu của bạn.

Điều chỉnh tinh thần nhân viên

Mâu thuẫn trong công việc lúc nào cũng gây tổn hại đến mối quan hệ giữa các nhân viên bởi vì những lần cãi vã sẽ lan nhanh sang những nhân viên khác. Bạn phải đảm bảo rằng nhân viên không chia bè phái bởi vì nhân viên sẽ bị xuống tinh thần làm việc và những nhân viên tận tụy trong công ty cũng sẽ cảm thấy họ có thể không phù hợp với môi trường làm việc như vậy nữa.

Để đánh giá về những tác hại của những mâu thuẫn này, bạn hãy tập hợp ý kiến của nhân viên trên tinh thần lắng nghe và tiếp thu mọi đóng góp hay đề xuất để giữ vững và khích lệ tinh thần nhân viên. Bạn cũng có thể khuyến khích nhân viên gặp riêng bạn để chia sẻ những suy nghĩ về tinh thần làm việc của mọi người để điều chỉnh và tuyên dương khi cần thiết.

Gắn kết nhân viên

Có lẽ cách tốt nhất để đối phó với xung đột công sở là không để những xung đột này xảy ra. Hãy tạo một môi trường làm việc hợp tác lẫn nhau và thắt chặt sự gắn bó giữa các nhân viên cũng là một cách để tránh xảy ra chính trị nơi công sở, bàn chuyện phiếm và đấu tranh trong nội bộ công ty. Bạn có thể tổ chức những buổi ăn trưa cùng nhau trong công ty hoặc những dịp họp mặt thân mật ngoài giờ làm việc. Những hoạt động này có thể kết hợp cả công việc và thư giãn cho nhân viên để mọi người biết và hiểu về nhau nhiều hơn.

Dù bạn có quản lý 5 hay 50 người đi chăng nữa thì căng thẳng và bất đồng đều có thể xảy ra. Hãy ngăn chặn "những cuộc chiến" này xảy ra bằng cách chú tâm đến hành xử của nhân viên và giải quyết triệt để. Điều này sẽ giúp cho công việc của bạn dễ dàng và thú vị hơn, và cũng đồng thời đề ra những tiêu chuẩn hành xử nhất định cho nhân viên.

 

Nguồn: YBOX
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 3 kiểu ứng viên “Vừa mắt” nhà tuyển dụng nhất
  2. Chiến lược lạ lùng và đơn giản giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu
  3. Lập kế hoạch cho năm mới - 8 nguyên tắc giúp bạn thành công!
  4. Cách nhà tuyển dụng kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên
  5. 8 cách hành xử cần tránh khi đi phỏng vấn
  6. Vượt qua giai đoạn thất nghiệp như thế nào?
  7. 9 điều nên loại bỏ khỏi CV ngay lập tức
  8. Vì sao tháng 12 là thời điểm hoàn hảo để tìm việc?
  9. 5 chữ "Đừng" của các Doanh nhân thành đạt
  10. Bí kíp chinh phục phỏng vấn hành vi

Tìm công việc mơ ước