4 Nguyên Nhân Khiến Số Đông Coi Công Việc Như "Kẻ Thù" Và Lời Khuyên Của Chuyên Gia Tâm Lý

Trào lưu "nhảy việc" đang ngày càng phổ biến. Nhiều người đang dễ dàng cảm thấy chán ghét công việc hiện tại. Khi có quá nhiều sự lựa chọn, chúng ta dễ lạc lối hơn, hời hợt và quên đi khoảnh khắc hiện tại.

 

 

Chuyên gia tâm lí Tess Brigham chia sẻ với CNBC: "Tâm trí của bọn trẻ luôn ở nơi khác. Chúng ngày càng trở nên lười biếng, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và rất khó để quản lí".

Bất kỳ thế hệ nào đều có vấn đề cần giải quyết, nhưng bà khẳng định mọi người đều phải "vật lộn" với vấn đề việc làm.

Bà nói rằng: "Hầu hết bệnh nhân của tôi đều nhấn mạnh rằng họ ghét công việc hiện tại của mình". 

Tại sao người trẻ ghét công việc của họ

Theo cuộc thăm dò của Gallup, 71% thế hệ ngày nay đang làm công việc không mong muốn và ít nhất 60% muốn có cơ hội tìm việc làm mới.

Kết quả này kết hợp từ 30 nghiên cứu và dữ liệu lấy từ hơn 1 triệu người chủ yếu từ lực lượng lao động hiện nay.

Các nhà nghiên cứu của Gallup cho rằng vấn đề này đến từ việc họ không dồn sức lực và đam mê cho công việc của mình mà chỉ đơn giản là làm đủ giờ.

Có nhiều lý do họ không thích công việc hiện tại nhưng nổi bật lên là những điều sau đây:

1. Kỳ vọng quá cao về công việc hàng ngày

2. Thiếu kiên nhẫn và thất vọng vì họ muốn thăng tiến trong khoảng thời gian ngắn

3. Mạng xã hội tạo ra thế giới ảo nơi "bóp méo" suy nghĩ của họ khi mọi người đều có công việc, cuộc sống như mong muốn.

4. Nhà tuyển dụng, những công ti khác cho họ lý do và cơ hội mới để bạn từ bỏ công việc hiện tại

Ai cũng có vấn đề riêng với công việc hiện tại. Dựa trên kinh nghiệm của Tess Brigham thì lý do lớn nhất là nơi làm việc không phù hợp với mong đợi của họ.

Đây là lời khuyên của tôi:

1. Đừng nghĩ "Tôi ghét công việc của mình"

Hầu như tất cả mọi người tôi biết đều từng làm một công việc mà họ ghét. Nó về cơ bản là một phần của sự trưởng thành. Hãy thử thách bản thân thay vì ngồi suy nghĩ như vậy. Cống hiến cho công việc hay tìm hiểu chính xác lí do khiến bạn không hài lòng với hiện tại. Có thể là do bạn không được ưu ái hay rất cố gắng nhưng không được đối đãi tốt.

Khi bạn xác định được lý do của mình, hãy tự hỏi: "Tôi phải làm gì để đạt được điều mình mong muốn".

Nếu bạn làm việc hết sức chăm chỉ với hiệu suất cao, hãy đề xuất với sếp của bạn để được tăng lương hay thăng chức? Nếu bạn đã sẵn sàng đón nhận những thách thức lớn hơn, hãy chủ động hoàn thành các nhiệm vụ khác để chứng minh rằng bạn có giá trị cho công ty.

2. Hạ thấp kỳ vọng và nâng cao khả năng của bạn

Kỳ vọng và khả năng không giống nhau. Hãy phân biệt:

Kỳ vọng là niềm tin mãnh liệt rằng một điều gì đó tuyệt vời hơn so với mong đợi sẽ xảy ra. Nó thường dẫn đến sự thất vọng khi kết quả không được như dự đoán. Điều quan trọng cần nhớ là kỳ vọng là niềm tin, không phải sự thật.

Mặt khác, khả năng của một người là mức độ chất lượng của một người, là nền tảng để đánh giá họ có đủ tiêu chuẩn để thực hiện công việc hay không. Các tiêu chuẩn được bắt nguồn từ các kinh nghiệm, bằng cấp phù hợp với tiêu chuẩn được đưa ra.

Hãy cải thiện khả năng của bạn và đừng quá kỳ vọng vào công việc bạn mơ ước.

3. Kiên nhẫn và cân nhắc lựa chọn của bạn thân

Trước khi quyết định nghỉ việc hay nộp đơn cho công việc khác nhau, hãy dành chút thời gian để tìm hiểu điều bạn mong muốn như tiền lương hay mục đích công việc.

Mục tiêu của bạn sẽ là gì trong 5 năm tới? Vị trí nào mà bạn muốn hướng tới? Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì. Bạn nên đặt những câu hỏi về cảm xúc nữa. Chẳng hạn như:

Bạn thích công việc nhẹ nhàng và ít áp lực, hay bạn thích làm việc chăm chỉ và cạnh tranh?

Bạn thích vui vẻ với đồng nghiệp hay chỉ làm mà ít quan tâm đến đồng nghiệp?

Bạn thích về nhà sớm để vui vẻ với con cái, hay sẵn sàng về muộn để phát huy hiệu quả tối đa cho công việc?

Một khi bạn bắt đầu hiểu điều thực sự quan trọng và phù hợp với mình, bạn sẽ dễ dàng tìm được một công việc phù hợp nhất. Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn sẽ không đạt được công việc mơ ước ngay lập tức.

Những người thành công tập trung vào những gì họ có thể học được từ vai trò hiện tại và mài dũa kỹ năng và kinh nghiệm để có thể tạo ra những cơ hội lớn hơn. Kiên nhẫn là chìa khóa và nó có thể sẽ mất nhiều năm trước khi bạn có thể tự hào nói rằng tôi yêu công việc của mình.

4. Hãy quan tâm với chính mình

2 điều không nên làm khi công việc hiện tại khiến bạn cảm thấy tức giận, căng thẳng và thất vọng:

Giữ nó trong lòng

Xả stress trên mạng xã hội

Hãy liên hệ với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay thậm chí là một nhà tâm lí học để chia sẻ. Tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp và ưu tiên các mối quan hệ lành mạnh. 

Tiếp cận với những người thực sự quan tâm, họ sẽ lắng nghe bạn. Đó là cách hiệu quả nhất để giảm bớt căng thẳng.

Nguồn: cafef
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Kỹ Năng Phát Triển Bản Thân: 6 Bước Đến Thành Công
  2. Hashtag có thể giúp bạn trong việc tìm việc như thế nào?
  3. Người Thành Công Phải Biết Nói Lời Từ Chối: Kỹ Năng Quan Trọng Nhưng Không Phải Ai Cũng Làm Chủ Được
  4. Bài học “khởi nghiệp” cho sinh viên mới ra trường
  5. Trưởng Thành Sau Ngàn Lần Tranh Đấu: Phương Pháp Rèn Luyện Để Có Một Tinh Thần Cứng Cỏi
  6. 6 Kỹ Năng Mà Nhà Tuyển Dụng Tìm Kiếm Ở Những Sinh Viên Mới Ra Trường
  7. Cần Phải Chín Chắn Khi Chọn Nghề
  8. Làm Thế Nào Để Viết Một Lá Thư Về Việc Hủy Bỏ?
  9. Liệu chứng nhận có giúp bạn có được một công việc tốt hơn?
  10. 10 Lời Khuyên Thực Tế Về Nghề Nghiệp Giành Cho Sinh Viên Mới Ra Trường

Tìm công việc mơ ước