Hành trình tìm việc vô cùng căng thẳng, đặc biệt trong thời gian đại dịch này. Tuy nhiên, với môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng cũng có thể mang lại cho bạn những cơ hội mới.
Bạn đang tìm kiếm một công việc mới hay đang cân nhắc một sự thay đổi trong nghề nghiệp? Đây là những bí kiếp giúp bạn tối đa hóa nỗ lực của mình trong những khoảng thời gian khó khăn này.
Áp dụng tư duy của người sáng tạo
Ngay cả trong thời buổi đại dịch, bạn vẫn có thể tìm thấy sự nghiệp chuyên nghiệp. Những người thành công họ luôn hiểu rằng chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm cho sự nghiệp mình. Đó chính là bạn.
Chúng ta thường đổ lỗi cho những các yếu tố bên ngoài cho những thất bại của chúng ta. Thay vì nghĩ rằng thế giới này đang chống lại bạn, bạn có thể nghĩ rằng thế giới này đang hỗ trợ bạn và mang lại cho bạn nhiều cơ hội trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Hãy xem xét câu nói này của Rumi, “Hãy sống cuộc sống như thể mọi thứ đều có lợi cho bạn.” Một khi bạn nắm bắt được tư duy của người sáng tạo, bạn sẽ nhận ra rằng mọi thứ bạn đang trải qua đều với mục địch biến bạn trở thành một con người tốt hơn, mạnh mẽ hơn.
Làm rõ mục tiêu của bạn
Nếu bạn không thiết lập mục tiêu sẵn trong đầu, bạn sẽ thiếu tập trung và loay hoay không biết nên đầu tư thời gian vào đâu.
Một sai lầm lớn của hầu hết những người tìm việc là ứng tuyển vô cùng nhiều. Bạn nên tập trung vào chất lượng hơn số lượng. Thay vì bạn chỉ dành một số giờ cụ thể cho việc tìm việc, hãy phát triển các cột mốc thời gian quan trọng mà bạn có thể đo lường được. Bạn có thể thiết lập các cam kết cụ thể hàng ngày hoặc hàng tuần cho các nhiệm vụ như:
- Gửi X hồ sơ
- Nghiên cứu X công ty quan tâm
- Kết nối lại với X đồng nghiệp cũ
- Thực hiện từng bước từng bước một và kiên nhẫn với nỗ lực của bạn.
Khai thác sức mạnh của LinkedIn
LinkedIn là một nền tảng quan trọng đối với bất cứ ai đang tìm việc. Khoảng 95% nhà tuyển dụng sử dụng LinkedIn như một công cụ tìm ứng viên tìm kiếm nhân tài hàng đầu. Vì vậy, bạn cần phải xây dựng lại thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả bằng cách sử dụng các kỹ thuật sau:
Dòng tiêu đề của bạn là một trong những điều quan trọng nhất đối với thuật toán tìm kiếm của LinkedIn. Đừng chỉ liệt kê chức danh công việc của bạn — đó là điều mà 99% mọi người đang làm. Bạn sẽ không bao giờ nổi bật trước các nhà tuyển dụng theo cách đó. Thay vào đó, hãy sử dụng tất cả 120 ký tự để làm nổi bật các từ khóa chiến lược. Ví dụ: thay vì "Giám đốc Tài chính", hãy đổi thành "Giám đốc Tài chính tại Dell | Lập kế hoạch và phân tích tài chính | Kiểm toán | Quản lý doanh thu 30 triệu đô la.”
Nếu bạn chưa có ảnh, hãy thêm ảnh! Tốt hơn là bạn nên chụp ảnh từ nửa thân người trở lên để mình trở nên chuyên nghiệp. Tại sao điều này lại quan trọng đến vậy? Theo LinkedIn, nếu hồ sơ bạn có ảnh, số lượt xem hồ sơ của bạn sẽ nhiều hơn gấp 21 lần và connect của bạn sẽ nhiều hơn gấp 9 lần. Điều này giúp bạn đáng tin cậy và dễ gần.
Hoạt động thường xuyên trên Linkedin! Đăng bài và bình luận trên LinkedIn sẽ thu hút nhiều người chú ý đến hồ sơ của bạn hơn. Bên cạnh đó, bạn hãy tham gia vào các nhóm. Có thể bạn không tin nhưng đây là sự thật: một người dùng trên Facebook đã tăng số lượng người xem hồ sơ LinkedIn của cô ấy lên 425% chỉ bằng cách bắt đầu tham gia vào một vài cuộc thảo luận nhóm.
Phỏng vấn qua video
Với điều kiện như hiện nay, bạn có thể sẽ phỏng vấn qua Zoom, Skype hoặc một số phần mềm trực tuyến khác. Bạn có thể tìm một vị trí bạn có thể kiểm soát ánh sáng và môi trường xung quanh. Kiểm tra tốc độ internet của bạn đảm bảo đủ nhanh và sử dụng kết nối ethernet có dây thay vì Wi-Fi. Bạn nên sử dụng micrô và webcam bên ngoài để có chất lượng tốt hơn và kiểm tra thử trước khi phỏng vấn. Các nhà tuyển dụng nói rằng họ ghét phải nhìn thấy trong một cuộc phỏng vấn qua video là sự phân tâm. Hãy nhớ nhìn vào máy ảnh, mỉm cười và có thái độ tích cực. Phỏng vấn qua video cũng giống như phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy bạn cần chuẩn bị, bạn luyện tập càng nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn.
Xem xét thay đổi công việc
Bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một vị trí trong công việc hiện tại của mình? Đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi công việc của mình. Hãy liệt kê danh sách những kĩ năng bạn có thể áp dụng trong một môi trường làm việc mới. Chẳng hạn như kỹ năng sáng tạo, lãnh đạo, giải quyết vấn đề hoặc phân tích. Hoặc bạn có thể bắt đầu kinh doanh hoặc tìm kiếm công việc phi lợi nhuận.
Một người tuyển dụng họ đủ thông minh để biết rằng bạn chỉ nộp hồ sơ để cưỡi ngựa xem hoa hay bạn thật sự hào hứng với vị trí này. Vì vậy, hãy lựa chọn cẩn thận. Ứng tuyển vào những vai trò mà bạn biết rằng chắc chắn bạn sẽ làm rất tốt. Hãy nghiên cứu, sắp xếp thời gian của bạn và quan trọng nhất là đừng bỏ cuộc.
Phiên dịch bởi: Findjobs.vn