Khi bạn gặp vấn đề tại nơi làm việc, bạn phàn nàn với đồng nghiệp hay bạn cố gắng làm gì đó để khắc phục? Nếu tất cả những gì bạn làm là càu nhàu và than vãn, nó sẽ không đem lại lợi ích gì cho bạn cả. Tiêu cực chốn công sở là một liều thuốc truyền nhiễm. Khi bạn than vãn với đồng nghiệp, người đó sẽ lần lượt phàn nàn với những người khác. Chẳng bao lâu, thái độ tiêu cực sẽ lan truyền hết cả môi trường làm việc. Mọi người không những không giải quyết chúng mà năng suất làm việc của mọi người cũng bị giảm đáng kể.
Tại sao bạn cần đánh bay thái độ tiêu cực
Không có gì lạ khi sếp không thích nhân viên của mình luôn than vãn. Việc suốt ngày than vãn có thể khiến bạn lọt vào danh sách nhân viên ít được sếp yêu thích nhất. Vì vậy, những gì bạn cần làm ngay lúc này là ngừng ngay việc than vãn và những suy nghĩ tiêu cực của mình đi nhé!
Một vấn đề chỉ có thể được giải quyết nếu ai đó gây chú ý đến nó nhưng nếu bạn không có kế hoạch mang tính xây dựng, hãy giữ suy nghĩ đó cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giải quyết vấn đề đó, hãy nói ra vấn đề. Điều đó sẽ tạo ra một thay đổi tích cực có thể cải thiện môi trường làm việc của bạn, nhận được sự đánh giá cao của cấp trên. Dưới đây là 5 mẹo giúp bạn đánh bay thái độ tiêu cực và đem lại sự thay đổi hiệu quả.
1. Đừng cố sửa những việc không cần thiết
Đôi khi chúng ta nhận thấy vấn đề mà chúng thực sự không tồn tại. Ví dụ, bạn có thể không thích một vài thứ đang diễn ra tại nơi làm việc của bạn. Bạn nghĩ rằng có cách tốt hơn để cải thiện nó. Tuy nhiên, có thể cách đánh giá không chính xác. Trước khi bạn nói điều gì đó, bạn hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ. Tự hỏi bản thân xem cách của bạn có thực sự tốt hơn không hay đó chỉ là một cách làm khác.
2. Lựa chọn người phàn nàn thích hợp
Nếu bạn cứ phàn nàn với đồng nghiệp của mình, tất cả những gì bạn sẽ làm đều là lan truyền sự tiêu cực. Việc bạn cần làm để tránh điều này là chỉ ra xem trong tổ chức của bạn ai người phù hợp nhất để thảo luận về mối quan tâm của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng phải đảm bảo rằng bạn không nói với một người có thẩm quyền cao hơn bạn, ví dụ như sếp của bạn.
3. Chỉ đưa ra phê bình mang tính xây dựng
Bất cứ ai cũng có thể phàn nàn. Nếu bạn muốn thay đổi tình hình, bạn nên có ý tưởng về cách giải quyết các vấn đề đang làm phiền bạn. Trước khi bạn than phiền vấn đề đến người nào đó, hãy nghiên cứu đưa ra các giải pháp khả thi. Sau đó sử dụng các kỹ năng tư duy phê phán của mình để đánh giá từng người và quyết định những điều có thể mang lại cho bạn kết quả tốt nhất.
4. Sẵn sàng cải thiện
Hãy sẵn sàng làm việc chăm chỉ. Nếu bạn chỉ ra vấn đề và đưa ra một danh sách các giải pháp, hãy sẵn sàng thực hiện chúng. Điều này sẽ chứng minh cho sếp của bạn rằng bạn có góp phần trong việc cải thiện mang lại lợi ích cho công ty.
5. Biết khi nào nên từ bỏ
Nếu vấn đề chỉ đơn giản là điều khiến bạn cảm thấy khó chịu, bạn nên từ bỏ nó. Nếu vấsếpn đề cực kỳ nghiêm trọng, chẳng hạn, nó liên quan đến bất hợp pháp, phi đạo đức hoặc làm hại công ty, bạn thực sự phải khiếu nại. Đó là một động thái mạo hiểm và có thể gây hại cho sự nghiệp của bạn, nhưng nếu bạn không làm điều đó, bạn hãy tự hỏi xem liệu bạn có thể chấp nhận chính bản thân mình không.
Phiên dịch bởi: Findjobs.vn