Chẳng phải đôi lần bạn đã vô tình đánh mất đi một người bạn, đồng nghiệp mà bạn từng yêu quí.
1.Kiểm soát bản thân
Thường chúng ta thể sự bất mãn hay không vừa ý vào việc nào đó bằng cảm xúc nóng giận thì đó là đúng khi chúng ta không muốn giải quyết vấn đề. Vậy trước khi cơn nóng giận bùng nổ hãy dừng lại 10 giây để suy nghĩ những gì mình sẽ cư xử ngay sau đó. Điều này sẽ tránh được việc phải hối tiếc:
- Sau khi dừng lại 10s, tự hỏi rằng vấn đề ở đâu, tại sao điều đó làm mình nóng giận, tìm xem lí do nào – có thể đó là việc đã xảy ra trước đó mà nay nó làm ảnh hưởng đến cảm xúc của mình.
- Hãy đưa ra nhiều cách giải quyết vấn đề và sau đó chọn ra quyết định cách nào là phù hợp nhất (tốt cho công việc, cũng như người xung quanh).
- Quan trọng hơn hết là hãy cân nhắc đến hậu quả. Trong chung ta chắc đôi lần gặp phải rằng đôi khi lúc ta nóng giận chỉ làm những gì mà ta cảm thấy là đúng là giải pháp nhưng trên thực tế thì nó có giải quyết được vấn đề đó hay chưa hay chỉ đang làm cho nó tệ hơn. Hãy nghĩ đến hành động của bạn sẽ dẫn đến kết quả như thế nào.
- Kiềm nén lại sự nóng giận bình tĩnh và đưa ra những vấn đề mà mình đang cảm thấy điều đó sẽ làm ảnh hưỡng đến hiệu suất công việc. Nếu như đối phương không thông hiểu muốn gây nhau thì bạn hay mặc kệ và bỏ đi để tránh xung đột không đáng có. Song, trình bày ý kiến của mình với sếp trên.
- Khi cơn giận chuẩn bị “phun trào”, hãy nhớ hít thở sâu và đếm tới 10. Làm chủ bản thân đừng để cơn giận đánh gục.
2. Kỹ năng giao tiếp
Thường thì khi có sự tranh cãi như là giữa chúng ta và bố mẹ thì chúng ta thường hay có xu hướng nóng giận thay vào đó thì hãy cố gắng tập trung vào việc chia sẽ ở cả hai phía điều này hỗ trợ cho việc thấu hiểu của bố mẹ và bản thân. Thay vì nói “bố mẹ chẳng biết gì cả” thay vào đó hãy sử dụng mẫu câu “Con đang cảm thấy quan điểm của mình không được tôn trong” khi sử dụng “cảm thấy” có nghĩa là người khác sẽ có thể lắng nghe lý do hơn.
Lắng nghe. Cuộc sống không phải chỉ có duy nhất chúng ta. Hãy quan tâm và chia sẽ cùng với người đối diện một cách chân thành.
Hãy đừng phán xét đối phương khi chưa biết rõ (đủ) thông tin.
Một hôm chúng ta có hẹn với bạn nhưng đến ngày đó bạn đã đến điểm hẹn chờ mãi 1 tiếng đồng hộ mà không thấy bạn đến thì đừng vội nóng giận, vội phán xét rằng bạn ấy không quan tâm hay là một người tồi tệ. Thay vào đó hãy tỏ ra sự thất vọng và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra khi để mình phải chờ.
3. Giọng nói
Nói chuyện có chừng mực và tránh việc lên giọng đặc biết là khi có sự nóng giận song song. Điều này gây ra cảm giác không thoải mái với người xung quanh, la hét là việc những đứa trẻ hay làm.
4. Học cách nói xin lỗi chân thành
Không ai mà không phạm sai lầm, nên hãy học cách nói xin lỗi khi bạn làm sai hoặc làm tổn thương một ai đó. Giảm cái “tôi” lại và nói “Tôi xin lỗi” .
5. Uốn lưới bảy lần
Hãy ngừng ngay nếu bạn không thể nói những điều tích cực. Chúng ta thường chỉ hay nhìn vào một điểm sai mà bỏ qua những điều đúng. Không ngần ngại để làm tổn thương một ai đó. Rồi bao biện bằng câu nói “Tôi thẳng tính”. Vậy hãy nhớ xem xét kĩ những lời mình sẽ nói ra, đừng làm tổn thương cảm xúc ai đó. “Hãy đối xử với người khác như cách mà bạn muốn với chính bản thân mình”
Dịch bởi: findjobs.vn