7 mẹo "săn việc" thời suy thoái

Tìm kiếm công việc lúc nào cũng là một thách thức nhưng sự khó khăn dường như tăng lên gấp đôi vào thời điểm suy thoái kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, nếu nắm được những nguyên tắc và tính toán đường đi nước bước một cách khoa học, bạn vẫn có thể kiếm được một công việc ưng ý.

 

1. Lên kế hoạch

Trước khi bắt đầu vào công việc tìm kiếm, hãy dành thời gian để lên kế hoạch những việc sẽ làm. Điều này rất quan trọng bởi nhờ đó, bạn có thể biết được chính xác loại hình công việc, vị trí, mức lương và các bước hành động để chắc chắn giành được cái gật đầu của nhà tuyển dụng. Kế hoạch càng tỉ mỉ, chu đáo thì khả năng thành công của bạn càng cao.

2. Sử dụng nhiều phương pháp tìm kiếm

Trong thời kỳ suy thoái, các công ty có thể cắt giảm chi phí quảng cáo tìm việc nên chỉ đăng thông báo trên một số kênh mà thôi. Vì thế, hãy sử dụng tất cả các cách mà bạn biết để tiếp cận thông tin: báo chí, internet, truyền hình, đài phát thanh, các trung tâm hướng nghiệp, website của công ty... và qua các mối quan hệ bạn bè - kênh thông tin đặc biệt mà hữu hiệu.

3. Lấy ngắn nuôi dài

Bạn biết rõ trình độ và khả năng mình có thể đảm nhận những gì. Tuy nhiên, với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài, trong khi chưa có công việc nào tốt hơn, được trả thù lao tương xứng với kỹ năng và kinh nghiệm của bạn thì bạn nên chấp nhận một vị trí thấp hơn. Ví dụ như các công việc bán thời gian. Trong thời gian này, vẫn tiếp tục công việc tìm kiếm.

 

4. Thiết lập những kỳ vọng thực tế

Hãy nhớ rằng, bạn đang ở giữa một cuộc suy thoái nên các công ty có thể sẽ ít linh hoạt trong điều khoản tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần có cái nhìn thực tế về vị trí mà mình đang ứng tuyển. Nếu quá mơ mộng, bạn có thể sẽ đánh mất công việc vào tay người khác.

5. Hồ sơ ấn tượng

Bạn có thể gửi hồ sơ ứng tuyển tới nhiều công ty hoặc lưu thông tin cá nhân của bạn trên các trang web tìm việc. Tuy nhiên, cần lưu ý những thông tin trong đó phải thật ấn tượng và phù hợp với văn hóa, yêu cầu của công ty.

Có thể có rất nhiều người cùng ứng tuyển vào vị trí bạn đang "nhăm nhe". Vì thế, chỉ có các duy nhất để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trước khi gặp mặt là chăm chút cho CV (hồ sơ xin việc). Hãy miêu tả thật chi tiết khả năng, kinh nghiệm làm việc và thành tích bạn đã đạt được. Bạn có thể đưa thêm cả các thông tin về hoạt động xã hội, các câu lạc bộ mà bạn tham gia... Bởi nhiều công ty muốn tuyển nhân viên có kỹ năng mềm tốt.

 

6. Cập nhập CV và thư xin việc thường xuyên

Có thể bạn đã bắt đầu viết CV và thư xin việc cả năm rồi nhưng trước khi gửi đi, bạn cần xem xét lại một lượt để chắc chắc rằng không bỏ sót thông tin. Đồng thời, bổ sung những thông tin mới để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người cẩn thận, nghiêm túc.

7. Duy trì thái độ tích cực

Đừng bao giờ so sánh bạn với những người khác may mắn mất ít thời gian tìm kiếm hơn bạn. Điều đó chỉ làm cho bạn thêm chán nản và sốt ruột. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn, lạc quan bởi chậm chắc vẫn tốt hơn.

Nguồn: Theo Tri Thức Sống
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Bạn trúng tuyển cả 2 công ty?
  2. Thể hiện tác phong lịch sự và chuyên nghiệp qua Email
  3. 13 điều cần chú ý để hoạt động nhóm có hiệu quả
  4. Bí quyết 'hóa giải' những câu hỏi phỏng vấn khó
  5. Đánh giá nghề nghiệp với phân tích SWOT
  6. 10 nét văn hóa làm việc giữa Nhật Bản và Mỹ
  7. Cách chuẩn bị cho 1 buổi phỏng vấn thật "Chuẩn và Chỉnh”
  8. Bí quyết viết CV dành cho những ứng viên hay 'nhảy việc'
  9. 7 mẹo đàm phán để được lương cao khi 'Nhảy việc' đầu năm
  10. 7 lời khuyên để bắt đầu khi bạn thiếu kinh nghiệm làm việc

Tìm công việc mơ ước