Bạn muốn rút ngắn thời gian tìm việc? Bạn muốn tìm được một công việc nhiều người mơ ước? Bạn muốn có mức lương cao? Hãy nghe theo 9 gợi ý sau đây nhé.
1/ Tạo phong cách riêng cho thư
xin việc và CV
Điều này giúp hồ sơ của bạn nổi bật trong hàng nghìn hồ sơ được gửi
đến. Dĩ nhiên, khi bạn nổi bật, người ta sẽ nhớ đến bạn hơn, và bạn
dễ được gọi phỏng vấn hơn.
2/ Đa dạng hóa nguồn việc
làm
Ngày nay, có rất nhiều cách để bạn tiếp cận với cơ hội việc làm.
Ngoài việc tìm kiếm và liên hệ qua các mẩu quảng cáo tuyển dụng
trên báo giấy, bạn có thể gửi hồ sơ tìm việc lên mạng Internet
thông qua các trang web việc làm phổ biến và có uy tín. Chủ động và
tích cực giữ liên lạc với bạn bè để cùng chia sẻ cơ hội phù hợp với
mỗi người. Một cách trực tiếp nhất, bạn hãy chú ý tham dự các cuộc
hội chợ việc làm.
3/ Không đơn thương độc
mã
Bạn bè, gia đình hoặc các đồng nghiệp cũ đều có một mạng lưới thân
quen riêng của họ. Và một người bạn của một người bạn rất có thể
đang nắm giữ thông tin về một vị trí ứng tuyển thật sự phù hợp với
bạn. Hãy nói với những người thân quen về nhu cầu việc làm của bạn.
Chắc chắn cơ hội dành cho bạn sẽ tăng lên rất nhiều.
4/ Tìm một công ty hợp với
bạn
Bạn có thể rất giỏi, rất có năng lực và kinh nghiệm, nhưng không
phải đến công ty nào là bạn cũng có thể phát triển được ngay bởi
còn rất nhiều yếu tố khác chi phối hiệu quả công việc của bạn. Vì
vậy, trước khi quyết định ứng tuyển vào một công ty nào, hãy xem
xét về công ty đó qua trang web của họ, đồng thời tìm hiểu thêm
thông tin qua bạn bè để biết về cách thức làm việc ở đó. Các nhà
tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm một ứng viên sẽ “ăn khớp” với bộ máy
của họ và lớn mạnh cùng văn hóa công ty.
5/ Kiên nhẫn
Các chuyên gia ước tính rằng thời gian tìm việc trung bình kéo dài
từ ba đến mười tháng. Trong khoảng thời gian đó, bạn có thể sẽ phải
chấp nhận khá nhiều cái lắc đầu. Vì vậy, hãy luôn ghi tâm khắc cốt
một điều: Tìm một công việc phù hợp để gây dựng sự nghiệp không đơn
giản, không nên vội vàng. Một công việc tốt cần phải có thời gian
đầu tư.
6/ Luôn sẵn
sàng
Không bao giờ là quá nhiều đối với việc chuẩn bị trước cuộc gặp đầu
tiên của bạn với một vị sếp tiềm năng tương lai. Trước cuộc phỏng
vấn, hãy tích cực truy nhập vào trang web của công ty để biết cặn
kẽ nhất có thể về phương thức hoạt động, sản phẩm, ban lãnh đạo,
nhiệm vụ và văn hóa. Từ đó bạn có thể có được những câu trả lời rõ
ràng trước những câu hỏi truyền thống.
7/ Đúng giờ
Dù cuộc phỏng vấn chỉ mang tính chất làm quen hay tìm hiểu thông
tin hoặc chính thức, bạn vẫn nên đến sớm khoảng 10 phút. Như thế
bạn sẽ tránh được tình huống đến trễ do tắc đường, thời tiết xấu
hoặc các hoàn cảnh khách quan không may xảy ra. Hơn nữa, đến sớm
một chút, bạn sẽ có thời gian chỉnh sửa lại trang phục, đầu tóc cho
gọn gàng nhất trước khi đối diện với nhà tuyển dụng.
8/ Nghe nhiều hơn
nói
Dù có lo lắng, bồn chồn thế nào cũng cố gắng không lắp bắp, lí nhí.
Trước khi nói ra một câu gì, hãy nghĩ kỹ đồng thời kín đáo hít một
hơi lấy bình tĩnh. Ngoài những điều cần nói, hãy im lặng. Như thế
bạn có thể thu được rất nhiều thông tin quý giá về công ty và cũng
tránh không nói những điều lố bịch.
9/ Đặt những câu hỏi
hay
Cuối cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi bạn xem bạn có
muốn hỏi gì không. Hãy chuẩn bị trước một số câu hỏi và các vấn đề
nảy sinh trong quá trình nói chuyện để khi được hỏi, bạn có thể
trình bày mạch lạc và rõ ràng. Vừa được giải đáp, bạn vừa thể hiện
rằng mình quan tâm đến vị trí ứng tuyển.