Apple là thương hiệu giá trị nhất hiện nay nhờ một điều duy nhất này?

Thương hiệu Apple có giá trị hơn 200 tỷ đô, một phần là nhờ iPhone. Nhưng có một điều nữa khiến nó có giá trị hơn những thương hiệu còn lại và đó là điều mà bạn cũng có khả năng làm được.

Rất khó khăn để có thể đạt được tới quy mô của một công ty như Apple. Nó là công ty tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới. Nó là công ty đầu tiên với tổng giá trị vốn hóa lên đến hàng nghìn tỷ đô la và giữ vững vị trí công ty có giá trị nhất. Và trong 9 năm liên tiếp, nó cũng là thương hiệu danh giá nhất thế giới.

Ít nhất là theo thống kê của tờ Forbes, gần đây đã công bố bảng xếp hạng của những thương hiệu hàng đầu thế giới. Thống kê cho thấy giá trị thương hiệu của Apple là 205 tỷ đô la.

Thương hiệu, không phải là công ty.

Điều đó có nghĩa là giá trị của tất cả những tài sản hữu hình và vô hình cùng với những gì đã tạo nên Apple ngày hôm nay có giá trị cao nhất trong tất cả các công ty.

Trong danh sách cũng bao gồm những thương hiệu khác như Google, Microsoft, Amazon. Thậm chí Facebook cũng nằm trong top 5. Tuy nhiên, không có thương hiệu nào có giá trị gần với Apple, với mức 200 tỷ đô la.

Bạn có thế nghĩ ngay rằng thành công đó là vì bản thân hàng hóa hay dịch vụ của công ty và chắc chắn điều đó đúng với thành công vô cùng to lớn của iPhone trong hơn 12 năm qua. Tuy nhiên, chung ta đã bỏ quên một điều vô cùng quan trọng.

 

Đó là cảm xúc.

Apple luôn tạo ra được những cảm xúc mạnh mẽ từ fan của thương hiệu này. Thực chất, đó là một trong những tài sản quý giá nhất của nó.

Thương hiệu là cách mà mọi người cảm nhận về công ty của bạn. Thử nghĩ rằng giá trị của một thương hiệu là những cảm xúc tích cực mà thương hiệu mang lại tính bằng đồng đô la. Trong trường hợp của Apple, hẳn là thương hiệu này mang lại rất nhiều cảm xúc tích cực.

Chắc chắn rằng không phải tất cả mọi người đều thích Apple. Thực tế cho thấy có rất nhiều người “anti” thương hiệu này. Có những người chẳng bao giờ dùng IPhone hay Mac hay một chiếc đồng hồ của Apple.

Tuy nhiên, ít nhất là theo Forbes, cảm xúc tích cực mà Apple đem lại cho khách hàng vượt qua những cảm xúc tiêu cực với hệ số ròng là 200 tỷ đô la.

 

Hãy như Apple.

Gía trị thương hiệu của Apple là sự tổng hợp từ tất cả những trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm, phần mềm hay thậm chí là trải nghiệm mua hàng với Apple.

Apple đã làm vô cùng tốt trong việc phát triển những cảm xúc đó, từ cách bạn mua hàng ở cửa hàng, đến cách nó thực hiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng hay cả cảm giác lúc mở chiếc hộp mới tinh mà bên trong là một chiếc iPhone hay Macbook Pro.

Không đùa đâu, cảm giác như là nó được đóng gói với đầy sự kích thích và cuốn hút công nghệ với người mua.

Thậm chí nếu bạn không thể tạo ra những thiết bị tuyệt vời, không có những cửa hàng bán lẻ giá trị, không có thiết kế app thì bạn vẫn có thể làm những điều mà Apple đã làm.

 

Tìm cách khiến khách hàng vui vẻ.

Apple luôn suy nghĩ về trải nghiệm khách hàng. Mỗi sự tương tác đều được thiết kế cẩn thận để làm hài lòng khách hàng.

Steve Jobs luôn là người đi đầu trong lĩnh vực này, luôn làm hài lòng khách hàng thậm chí ngay cả khi họ không trông đợi vào điều đó. Nó thể hiện trong những chi tiết nhỏ. Ngay trong cả khoảnh khắc bạn mở chiếc iPhone ra cũng chan chứa niềm vui.

Bạn hoàn toàn có thể làm điều đó. Không có nghĩa là chỉ việc mở hộp một chiếc iPhone mang lại niềm vui mà chắc chắn rằng chờ đợi để mở ra bất kì một thứ gì cũng bao gồm niềm vui trong đó.

Nếu bạn là chủ một quán café, có thể nó nằm trong cách bạn vẽ bọt sữa trên một cốc latte. Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia, nó có thể là khoảnh khắc bạn “nhá hàng” ảnh của khách hàng cho họ. Nếu bạn là một nhà bán lẻ, nó có thể là chính sách đổi trả mà không hỏi lí do của bạn.

Không quan trọng bạn làm gì, điều quan trọng là bạn tìm mọi cách để đem đến trải nghiệm vui vẻ cho khách hàng trên cả việc đáp ứng mong muốn của họ.

Bởi vì niềm vui còn hơn cả thế. Niềm vui là những điều ngoài cả dự tính.

Đó chính là điều khiến khách hàng yêu quý thương hiệu của bạn.

 

Nguồn: Inc.

Dịch: Findjobs.vn

  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Đã là sếp thì không được bỏ qua
  2. Xây dựng mối quan hệ phải chọn đúng người !
  3. Tại sao phỏng vấn nhóm trong xin việc ngày càng phổ biến?
  4. Mới đi làm Sếp chửi có nên bật lại không trượt phát nào không ?
  5. Nếu có 7 yếu tố này trong kế hoạch đầu tư của mình, bạn đang đi đúng hướng đấy!
  6. Chiến lược kinh doanh khôn khéo
  7. 5 bài học cho sinh viên mới ra trường
  8. 10 mẹo để có một ngày làm việc đầy năng lượng.
  9. Sức mạnh của chiếc bắt tay
  10. 5 điều bạn đừng bao giờ hi sinh cho công việc

Tìm công việc mơ ước