Bạn Đang Muốn Thay Đổi Công Việc Vậy Cách Thông Báo Như Thế Nào?

Sau khi đại dịch đi qua, nền kinh tế các nước đang dần bước vào giai đoạn phục hồi, thì có một điều đáng buồn là một lượng lớn người lao động chủ động rời bỏ công việc của mình. Họ chủ động tìm kiếm những công việc cung cấp sự linh  hoạt và có mức lương tốt hơn.

Theo khảo sát về cơ hội việc làm và doanh thu lao động từ Cục thống kê Lao động vào tháng 6, gần 4 triệu người lao động bỏ việc của mình.

Và lý do vì sao hàng loạt người lao động có thể bỏ việc, bỏ qua sự ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình. Nhiều người đã đến văn phòng và hét lên: “Tôi muốn bỏ việc”, điều đó gây ảnh hưởng đến hình tượng cũng như sự chuyên nghiệp của bạn. Vậy đâu là cách làm đúng?

Đầu tiên hãy nói với Sếp của bạn

Bạn nên tích cực chia sẽ những điều mới hay những điều khó khăn trong công việc của bạn đến với đồng nghiệp hay sếp của bạn. Bạn nên chia sẽ lý do với Sếp của bạn vì đó là một trong những phép lịch sự tối thiểu mà bạn cần phải có.

Nếu có thể bạn có thể gặp trực tiếp để chia sẽ với Sếp của mình, còn nếu bạn đang gặp khó khăn thì bạn nên sắp xếp một buổi họp để có thể trao đổi về vấn đề của mình.

Cũng như ông Reggiero đã từng đưa ra lời khuyên trực tiếp đưa ra ý kiến của mình “Tôi muốn bỏ công việc hiện tại vì tôi đã đảm nhận một công việc mới”. Bằng sự thẳng thắn bạn có thể đổi lấy được cái nhìn chuyên nghiệp hơn trong công việc. Từ đó bạn cũng có thể trao đổi với sếp về việc thông báo với đồng nghiệp của mình.

Hãy đưa ra thông báo

Bạn nên đưa ra thông báo nghỉ việc ít nhất là 2 tuần, để người quản lý có thể sắp xếp công việc của bạn và tìm được người phù hợp cho ví trí đó. Đồng thời bạn cũng có thể chuyển giao công việc cho những người còn lại, việc đó sẽ giúp tiến độ công việc không bị gián đoạn.

Mặc dù, bạn thấy việc đưa ra nhiều thông báo sớm có thể không cần thiết, nhưng  nếu bạn đột ngột rời đi sẽ gây ảnh hưởng đến công việc hiện tại, sẽ để lại ấn tượng không tốt trong mắt Sếp cũng như đồng nghiệp.

Thư từ chức

Nếu nói về thư từ chức, thì bạn nên cho nó ngắn gọn với nội dung đơn giản: Cảm ơn công ty đã cho bạn cơ hộ làm việc, bên cạnh bạn cũng nên đề ra ngày làm việc cuối cùng của bản thân.

Công việc này sẽ giúp bạn có được yêu cầu pháp lý phù hợp cũng như quyền lợi bảo vệ từ pháp luật. Và nếu có thể bạn có thể tham khảo ý kiến của luật sư vì bất kì điều gì được viết bằng văn bản thì điều có thể trở thành công cụ chống lại bạn sau này.

Sự trợ giúp

Ngay khi bạn đưa ra thông báo về sự ra đi của bạn, thì nên lên sẵn một bản kế hoạch bao gồm về các dự án và nhiệm vụ bạn đang đảm nhận. Từ đó bạn có thể gửi cho cho Sếp cũng như các đồng nghiệp để có thể tiếp quản chúng một cách dễ dàng.

Bạn nên chủ động và đưa ra kế hoạch chuyển đổi. Bản kế hoạch sẽ giúp cho mọi thứ suôn sẽ hơn và mọi thứ cũng dễ dàng hơn cho mọi người. Từ đó sẽ khiến mọi người đánh giá bạn là một nhân viên chuyên nghiệp.

Giữ một thái độ tích cực

Bạn cần kiểm soát và giữ mối quan hệ với đồng nghiệp trong khoảng thời gian còn lại kể từ ngày đưa ra thông báo nghỉ việc. Vì bạn sẽ không bao giờ biết được bạn sẽ gặp khó khăn gì tiếp theo và những người đồng nghiệp cũ có thể sẽ giúp bạn.

Hãy liên hệ với các đối tác hoặc đồng nghiệp mà bạn muốn giữ mối quan hệ và bạn có thể mời họ café hoặc một bữa ăn, như một lời chào trước khi bạn rời đi. Việc này sẽ giúp bạn kết thúc mối quan hệ một cách chuyên nghiệp nhưng vẫn giữ được mối quan hệ vững vàng, không đi lệch sang một hướng khác.

Đừng bị dao động

Bạn đã dành ra rất nhiều thời gian để cân nhắc về chuyển việc, có thể Sếp của bạn có thể cố gắng đưa ra lời đề nghị hấp dẫn để giữ bạn lại công ty

Nếu bạn đã quyết định rời khỏi công ty và bạn đã chấp nhận một đề nghị khác thì bạn nên cố găng kiên định với quyết định của mình trách việc bạn có thể bị dao động. Bạn có thể nói “Cảm ơn Sếp đã đưa ra lời đề nghị. Tôi thực sự đánh giá cao nó, nhưng tôi đã có quyết định của mình”.

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Businessnewsdaily
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Để Được Sếp Đánh Giá Cao, Bạn Cần Nắm Rõ Những Tuyệt Chiêu Chủ Động Trong Công Việc Sau
  2. 4 Cách Để Trở Thành Người Có Sức Ảnh Hưởng Trong Công Việc Của Bạn
  3. Những Thói Quen Cần Bỏ Nếu Bạn Muốn Thành Công
  4. Lời Khuyên Tìm Việc Làm Dành Cho Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp
  5. Kỹ Năng Giao Tiếp: Nhìn Biểu Hiện, Đoán Suy Nghĩ
  6. Cách Để Xử Lý Buổi Phỏng Vấn Thôi Việc Của Bạn
  7. 7 Mẹo Hay Để Cải Thiện Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian
  8. Vì Sao Bạn Đang Làm Rất Tốt, Sếp Vẫn Tuyển Thêm Người, Thậm Chí Là Người Giỏi Hơn?
  9. Liên Hệ Với Người Quản Lý Tuyển Dụng Trên Linkedin
  10. Làm Thế Nào Để Thương Lượng Về Lương Đúng Cách

Tìm công việc mơ ước