Theo nghiên cứu, 43% công nhân tri thức không hoàn thành công việc trong thời gian làm việc của họ. Và con số đó đang tăng lên với tốc độ rất nhanh. Trong một cuộc khảo sát được trích trong cuốn sách Dying for a Paycheck của giáo sư Jeffrey Pfeffer của Stanford, 81% số người được hỏi đã nói rằng họ thường kiểm tra email vào cuối tuần, 55% đăng nhập sau 11 giờ đêm và 59% xem email khi đi nghỉ. Một kết quả không có gì đáng ngạc nhiên khi 67% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát gần đây của Gallup cho biết đôi khi họ cảm thấy kiệt sức tại nơi làm việc với mức độ rât rất thường xuyên.
Chúng ta đang ở trong cuộc khủng hoảng của sự quá tải
Trớ trêu thay, một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của tình trạng quá tải là nó giảm khi khả năng của chúng ta để làm nhiều việc. Cảm giác này khiến chúng ta phản ứng nhiều hơn và không thể nhìn thấy những điều cần làm phía trước và bạn sẽ bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn.
Vậy chúng ta có thể làm gì để thoát khỏi nó? Hãy tập trung vào bốn điều sau để bạn có thể kiểm soát được nó: sức khỏe cá nhân; năng lượng và sự chú ý; niềm tin và giả định; hành vi.
1. Sức khỏe cá nhân
Bạn nghĩ tàng bộ não của bạn là một thiết bị, bạn bật nó vào sáng sớm và nó chạy với liên tục đến cuối ngày. Trong thực tế, bộ não của bạn giống với bất kỳ các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu bạn muốn nó hoạt động tốt nhất, bạn phải bồi bổ cho nó bằng việc ngủ đủ giấc, tập thể dục, bổ sung chất dinh dưỡng,.... Đây là những điều đầu tiên phải mà bạn phải làm khi rơi vào khủng hoảng.
Hãy thử cách này: Phương pháp thở hình tam giác: Hít chậm đếm từ 1 đến 3., giữ hơi thở của bạn trong 3s, thở ra đếm từ 1 đến 3. Lặp lại 3 lần
2. Năng lượng và sự chú ý
Là một xã hội, chúng ta đã rơi vào trạng thái " chú ý cục bộ phần liên tục ". Đây là hiện tượng con người trong trạng thái tỉnh táo liên tục cảm nhận thế giới xung quanh nhưng không tập trung chú ý vào bất cứ thứ gì.Trong ngắn hạn, ta có thể thích ứng tốt với nhu cầu này nhưng về lâu dài, các hormone gây căng thẳng sẽ tạo ra một trạng thái sinh lý cảnh giác cao độ, khiến các giác quan luôn tìm kiếm sự kích thích ở môi trường xung quanh mà không thể chú tâm vào một việc.
Hãy thử cách này: Thiết lập giờ tắt email. Hãy đặt tiêu chuẩn với nhóm của bạn hoặc tạo một thông báo ngoài văn phòng mà nó là một cách khác để nhóm của bạn liên lạc với bạn trong trường hợp khẩn cấp. Bạn cũng nên khuyến khích nhóm của mình làm y như vậy.
3. Niềm tin và giả định
Niềm tin giới hạn sẽ là một giả định ngăn bạn nhìn thấy các phương án thay thế. Khi chúng ta khủng hoảng với sự quá tải, rõ ràng là chúng ta sẽ không có niềm tin. Nhưng nếu bạn muốn có giải pháp cho vấn đề này, bạn có thể cần phải chuyển niềm tin của mình sang giả định. Giả định rằng có thể làm được rất nhiều thứ trong ngay cả việc đó đầy thách thức.
Hãy thử cách này: Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải là không có biết sắp xếp thứ tự ưu tiên. Nếu bạn hàng động với niềm tin rằng thời gian của tôi là tài nguyên quý giá nhất đối với tôi thì bạn sẽ biết mình phải ngừng làm việc gì?
4. Hành vi
Bước đầu tiên trong việc thay đổi hành vi của mình là thay đổi niềm tin. Khi bạn bắt đầu nhận ra mình có rất nhiều cách để kiểm soát tình trạng quá tải, các cách ấy sẽ biến thành sự thật. Bạn sẽ bắt đầu đặt ra một tiêu chuẩn cao hơn cho những gì bạn thực hiện. Bạn sẽ đàm phán lại các mốc thời gian trên yêu cầu vào phút chót. Và bạn sẽ dẫn thay thế hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO) bằng niềm vui vì bỏ lỡ (JOMO).
Hãy thử cách này: Bạn hãy xem xét lại các hoạt động mang lại giá trị thấp. Ví dụ như các c cuộc họp định kỳ của bạn thường tốn rất nhiều thời gian mà không thêm bao nhiêu giá trị cho bạn. Bạn hãy đánh giá xem sự tham dự của bạn có thực sự có giá trị hay không, nếu thực sự không bạn hãy từ chối nó.
Có phải tình trạng của công việc hiện đại của bạn đang là một thử thách lớn, nó sẽ không khéo dài mãi đâu. Vì vậy, bạn hãy trở về công việc của mình bằng cách tập trung vào những gì bạn thực sự có thể kiểm soát.
Phiên dịch bởi: Findjobs.vn