Bí quyết 'hóa giải' những câu hỏi phỏng vấn khó

 

Khi đặt ra những câu hỏi phỏng vấn khó, hầu hết NTD không có ý gây khó dễ cho ứng viên. Mục đích của họ chỉ là muốn biết xem ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm thật sự phù hợp với công việc hay không, rằng ứng viên có khả năng chịu được áp lực công việc hay không... Chính vì thế, chỉ cần bạn chuẩn bị tốt là có thể hóa giải được phần lớn câu hỏi "khó" của NTD:

 

Trước buổi phỏng vấn:

Bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi "gai góc" mà NTD có thể hỏi. Muốn làm được điều này, bạn cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, điểm mạnh và điểm yếu của mình, mức lương mong muốn ... Đồng thời, bạn nên truy cập vào trang chủ của công ty tuyển dụng để tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, các thành công mà công ty đã đạt được ...

Những thông tin này sẽ giúp bạn không rơi vào tình huống "dở khóc dở cười" như anh Đăng, một nhân viên kinh doanh, đã gặp phải khi đến phỏng vấn ở một công ty CNTT. Do không tìm hiểu về công ty từ trước nên khi NTD hỏi: "Anh đánh giá cao sản phẩm X của chúng tôi ở điểm nào?", anh Đăng lại mô tả những tính năng của sản phẩm Y - một sản phẩm khác của công ty! Sau đó, bạn có thể nhờ một người bạn đóng vai NTD rồi tập trả lời phỏng vấn cho đến khi cảm thấy hoàn toàn tự tin.

 

Trong lúc phỏng vấn:

Bạn nên lắng nghe thật kỹ câu hỏi của NTD. Nếu gặp câu hỏi khó "trật tủ", bạn hãy hít một hơi thật sâu để trấn tĩnh rồi suy nghĩ cách trả lời. Thông thường, với những câu hỏi khó, NTD sẽ coi trọng cách ứng viên lập luận để trả lời hơn là nội dung của câu trả lời. Vì thế, bạn cứ trả lời theo cách bạn cho là hợp lý nhất. Chẳng hạn khi gặp câu hỏi "Làm thế nào để không bị máy quay sinh tố cắt nếu bạn đột nhiên bị biến thành nhỏ xíu và rơi vào trong máy?", bạn có thể trả lời "Tôi sẽ bám vào thành máy, gần cánh quạt vì nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất".

Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, NTD sẽ đánh giá cao các câu trả lời đi thẳng vào vấn đề và chân thật. Nhiều ứng viên trả lời như được "lập trình" từ trước nên khi NTD hỏi cặn kẽ hơn, họ bị lúng túng ngay. Chị Linh Lan, Trưởng Phòng Nhân sự của AIG Life Việt Nam, cho biết chị đã từng gặp một ứng viên cho rằng mình có những điểm mạnh như là dễ dàng thích nghi với sự thay đổi, luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo. Tuy nhiên, khi chị yêu cầu người này cho ví dụ cụ thể về khả năng ấy được thể hiện trong công việc thì anh ta lại lúng túng và trả lời: "Tôi không nhớ rõ!". Trả lời như thế thì ứng viên chắc chắn sẽ "mất điểm" trong mắt NTD.

 

Sau buổi phỏng vấn:

Bạn nên ghi lại những câu hỏi bạn không trả lời được hoặc trả lời không tốt để dành nghiên cứu. Lỡ như lần phỏng vấn này không đạt thì chúng sẽ hữu ích cho bạn trong những lần sau. Bên cạnh đó, hãy gửi NTD một lá thư cám ơn (Thank you letter), trong đó bày tỏ sự cảm kích của bạn về buổi phỏng vấn và khẳng định lần nữa bạn rất muốn có công việc này. Lá thư này không thể cứu vãn được một cuộc phỏng vấn quá tệ nhưng có thể giúp bạn gây được ấn tượng tốt với NTD. Biết đâu sao này họ lại có cơ hội việc làm khác dành cho bạn!

Nguồn: Sưu
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Đánh giá nghề nghiệp với phân tích SWOT
  2. 10 nét văn hóa làm việc giữa Nhật Bản và Mỹ
  3. Cách chuẩn bị cho 1 buổi phỏng vấn thật "Chuẩn và Chỉnh”
  4. Bí quyết viết CV dành cho những ứng viên hay 'nhảy việc'
  5. 7 mẹo đàm phán để được lương cao khi 'Nhảy việc' đầu năm
  6. 7 lời khuyên để bắt đầu khi bạn thiếu kinh nghiệm làm việc
  7. 7 cách khích lệ tinh thần nhân viên
  8. 6 quan niệm sai lầm trong quản lý nhân viên
  9. 10 câu trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn
  10. 7 đối tượng nên nói lời cảm ơn vào dịp năm mới

Tìm công việc mơ ước