Câu trả lời của ứng viên tiềm năng khiến ban tuyển dụng vô cùng hài lòng. Qua đây thấy được bài học vô cùng quý giá: Không cần trả lời bao quát hết mọi thứ, chỉ cần trả lời theo góc độ mà bạn tự tin nhất.
Ngày nay, với tình hình tuyển dụng ngày càng gay gắt, những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra cũng ngày càng "hại não". Ví dụ như làm thế nào để chia 5 cốc nước cho 6 người lãnh đạo? Làm thế nào để đưa con bò 800kg qua cây cầu 700kg? Hay là có bao nhiêu con yêu quái trong Tây Du Ký?
Tôi có cô bạn tên là Tiểu Lệ. Sau khi tốt nghiệp, Tiểu Lệ đã xin ứng tuyển vào một công ty kinh doanh. Nhà tuyển dụng yêu cầu nhân viên phải biết xử lí tốt các vấn đề trong mọi tình huống. Ngay cả khi gặp những khách hàng khó tính cũng phải tìm cách thuyết phục, biến họ trở thành khách hàng thân thiết của công ty.
Tiểu Lệ tốt nghiệp chuyên ngành marketing, với nền tảng vững chắc và kỹ năng chuyên sâu, từng đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi marketing. Những câu hỏi về chuyên ngành với cô chỉ là bài toán lớp 1, khiến nhà tuyển dụng không ngớt lời khen ngợi. Do đó, cô ấy dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên.
Sang đến vòng thứ 2, có vẻ như độ khó đã tăng lên thêm mấy bậc, khiến không ít ứng viên phải ra về. Tiểu Lệ đứng bên ngoài cũng lo lắng không kém, rốt cuộc nhà tuyển dụng đã hỏi những gì?
Lượt phỏng vấn tiếp theo có cô và hai ứng viên khác nữa. Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã đưa ra câu hỏi: 1 con chó có 4 chân, vậy 50 con thì có bao nhiêu chân?
Ứng viên đầu tiên vô cùng hoang mang, không nghĩ ra được gì. Rốt cuộc câu hỏi này có liên hệ gì với ngành nghề đang tuyển dụng? Anh ta không nghĩ nhiều mà đưa ra đáp án: 200 chân.
Nhà tuyển dụng lắc đầu, tỏ vẻ không hài lòng.
Ứng viên thứ hai sợ trả lời sai, liền nghĩ một hồi rồi trả lời: "Nếu là 50 con chó bình thường không bệnh tật sẽ có tất cả 200 chân. Tuy nhiên nếu là con chó đồ chơi thì chưa chắc là 200 chân.
Nhà tuyển dụng nghe xong không nhịn được mà phì cười. Mặc dù ứng viên này có khiếu hài hước, nhưng đáp án không sát thực tế, chỉ có thể loại.
Đến lượt Tiểu Lệ, nghe xong câu hỏi, cô không trả lời ngay, bởi biết rằng đây chắc chắc không phải câu hỏi bình thường, chỉ có thể tìm cách khác để trả lời.
Sau vài phút suy nghĩ, cô bèn hỏi lại nhà tuyển dụng: "Anh chị muốn hỏi 50 con cún cưng có bao nhiêu chân đúng không ạ?"
Nghe xong câu hỏi, nhà tuyển dụng cảm thấy Tiểu Lệ biết động não suy nghĩ liền thể hiện thái độ khá hài lòng.
Ứng viên đầu tiên bị loại vì trả lời câu hỏi quá trực tiếp, không chịu tư duy vấn đề. Đến vòng thứ hai, nhà tuyển dụng sẽ không kiểm tra năng lực chuyên môn của bạn nữa, bởi nếu bạn không đủ chuyên môn, có lẽ bạn đã bị loại từ vòng đầu tiên rồi. Trên thực tế, họ muốn thông qua vòng phỏng vấn thứ hai này để kiểm tra khả năng tư duy của ứng viên, đồng thời cũng muốn xem năng lực quan sát của họ như thế nào.
Những câu hỏi đặc biệt chính là "vũ khí" tốt nhất để kiểm tra khả năng phản xạ của ứng viên.
Khi ứng viên đối mặt với những tình huống bất ngờ, bối rối hoang mang không biết làm gì. Điều đó chứng tỏ rằng người này không đủ năng lực, không có khả năng đảm nhiệm những trọng trách nặng nề sau này.
Nếu như ứng viên có thể làm nhà tuyển dụng hài lòng trong mọi tình huống, vậy khi gặp những khách hàng khó tình, họ sẽ biết cách khéo léo và dễ dàng lấy được niềm tin của khách hàng.
Trong các cuộc phỏng vấn, gặp phải những câu hỏi khó trả lời, tốt hơn hết bạn không nên trả lời trực tiếp. Hây khéo léo hỏi lại nhà tuyển dụng, xem xét phản ứng của họ rồi trả lời.
Ví dụ, khi gặp câu hỏi như trên, bạn không cần phải trực tiếp đưa ra đáp án của mình, hãy lắng nghe ý kiến và quan điểm của nhà tuyển dụng.
Khi bạn đã hiểu được mục đích của nhà tuyển dụng muốn kiểm tra gì ở bạn và cách nhìn nhận của họ, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng đưa ra được câu trả lời xuất sắc nhất.
Không cần trả lời bao quát hết mọi thứ, chỉ cần trả lời theo góc độ mà bạn tự tin nhất.
Có nhiều thứ không thể phân tích hết từ một góc độ, mà phải từ nhiều góc độ và chọn ra phương diện bản thân tự tin nhất để trả lời. Chỉ cần thể hiện góc độ khiến nhà tuyển dụng hài lòng nhất, tự khắc bạn sẽ thuận lợi vượt qua được vòng phỏng vấn.
Nhiều bạn ứng viên quá trung thực, luôn chỉ để ý đến khuyết điểm của bản thân mà bỏ qua những ưu điểm của mình. Kết quả bị loại bỏ không thương tiếc.
Bởi vậy, trước khi tham gia phỏng vấn, bạn hãy chuẩn bị thật tốt tâm lý , học hỏi các thủ thuật, phát huy hết mức năng lực của bản thân, chắc chắn bạn sẽ thành công vượt qua được vòng phỏng vấn.